Vĩ mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô

Khái niệm về vĩ mô là gì có lẽ là một khái niệm rất phổ biến trong kinh tế học. Một cụm từ chỉ sự rộng lớn của lĩnh vực kinh tế mà nhiều người quan tâm. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về kinh tế vi mô và trả lời được câu hỏi vĩ mô có ý nghĩa gì? Kinh tế vĩ mô khác gì với kinh tế vi mô.

Nội dung bài viết

1. Khái niệm về vĩ mô và vi mô

Vĩ mô là một cụm từ thể hiện tầm rộng lớn hay rất lớn, nó thường chỉ quy mô và phạm vi hoạt động của nền kinh tế.

Trái với vĩ mô vi mô. Theo danh từ thì vi mô chỉ đối tượng có quy mô nhỏ trong hệ thống, là cấp thấp nhất. Theo tính từ thì nó thuộc cấp đơn vị kinh tế cơ sở, đối lập nếu so với vĩ mô.

Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kinh tế vĩ mô chuyên nghiên cứu về nền kinh tế trong tổng thể của nền kinh tế. Bao gồm cấu trúc, đặc điểm và hành vi của cả nền kinh tế nói chung.

2. Kinh tế vĩ mô (Macroeconamics)

Kinh tế vĩ mô trong tiếng Anh là gì? Kinh tế vĩ mô – Macroeconomics. Dựa trên khái niệm phân tích về đề kinh tế tổng thể thì nó mở rộng cùng với sự phát triển của xã hội và nhận thức của con người.

Trong xã hội thì kinh tế là lĩnh vực tạo ra giá trị đồng thời với sự tác động của con người và thiên nhiên. Mục đích là đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường.

Còn khái niệm kinh tế vi mô, tiếng anh là microeconomics chỉ tập trung nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng doanh nghiệp. Đồng thời xác định giá và lược của các nhân tố và sản phẩm trên thị trường. Con người sẽ nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn lực kinh tế để sử dụng với mục đích khác nhau.

>>> Chỉ số Nonfarm payroll là gì?

>>> Chỉ số Lạm phát

>>> Chỉ số YOY

>>> Chỉ số ROS

3. Sự khác nhau giữa kinh tế vĩ mô và vi mô

Vĩ mô và vi mô là 2 cụm từ trái nghĩa nhau. Nhưng không phải vì thế mà kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô lại khác nhau hoàn toàn. Nó có điểm giống nhau về mặt kinh tế thì là bộ phận cấu thành đều cần bổ sung cho nhau, không thể tách rời.

Trong quản lý kinh tế nếu chỉ giải quyết vi mô, chỉ quản lý kinh doanh mà không có sự điều chỉnh về kinh tế vi mô, nằm trong tầm quản lý kinh tế nhà nước thì nền kinh tế chung sẽ bất ổn. Hậu quả là nền kinh tế của quốc gia không thể phát triển được.

>>>Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

>>>Tổng quan về kinh tế vĩ mô và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô

kinh tế vi mô và nguồn cung cầu

Về sự khác nhau

4. Kinh tế vi mô

  • Mục tiêu nghiên cứu: bao gồm nghiên cứu về cung cầu, giá của của hàng hoá, dịch vụ, mức tiêu thụ, phúc lợi kinh tế…Nó sẽ phân tích thất bại của thị trường bắt nguồn từ đâu cũng như điều kiện cần có để cạnh tranh hoàn hảo.
  • Đối tượng nghiên cứu: Là các biến số kinh tế cá thể
  • Ứng dụng: Trong hoạt động nội bộ.
  • Phạm vi nghiên cứu: trong lý luận cơ bản kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường. Các lý thuyết về hành vi tiêu dùng, hành vi sản xuất, cấu trúc thị trường, Lao động, vốn, tài nguyên…
  • Phương pháp nghiên cứu: Mô hình hoá, phương pháp phân tích, so sánh tĩnh…
  • Vai trò: Kinh tế vi mô có vai trò xác định giá của một sản phẩm cùng giá của các yếu tố sản xuất.

Kinh tế vi mô là gì?

5. Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô bao hàm toàn bộ nền kinh tế lớn như sản lượng của toàn quốc gia, tăng trưởng kinh tế, sự thất nghiệp hay lạm phát… Chính vì ở tầm nghiên cứu rộng như vậy mà nó khác với vi mô kinh tế học ở điểm:

  • Mục tiêu nghiên cứu: Toàn bộ vấn đề thu nhập quốc gia, mức giá chung, phân phối việc làm, tiền tệ…Nó có sự liên kết giữa chính phủ với các tập đoàn lớn để giúp họ phát triển và đánh giá chính sách kinh tế các chiến lược quản trị hiệu quả.
  • Phạm vi nghiên cứu: Tổng sản phẩm, chu kỳ kinh tế vĩ mô của chính phủ, vai trò ổn định kinh tế…
  • Đối tượng nghiên cứu: Các biến số kinh tế tổng hợp
  • Ứng dụng trong môi trường và các vấn đề bên ngoài có liên quan.
  • Vai trò: Nhằm duy trì ổn định giá chung và giải quyết các vấn đề kinh tế nổi cộm như lạm phát, giảm phát, thất nghiệp, đói nghèo.
  • Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình hoá. Mỗi mục tiêu nghiên cứu thì kinh tế vĩ mô sẽ mô tả bằng một mô hình riêng cùng các giả thiết tương đồng với mô hình đó.

Môi phương pháp phân tích, nghiên cứu về kinh tế đều không thể có sự hoàn hảo hoàn toàn. Nó vẫn còn tồn tại về hạn chế khó tránh khỏi. Ví dụ trong kinh tế vĩ mô khi phân tích bằng sự sai sót của các thành phần liên quan. Nó sẽ không chứng minh được toàn bộ sự thật vì với một tổng thể thì đúng còn với một cá nhân thì không.

6. Các chỉ số kinh tế vĩ mô cần quan tâm

Trong khi tìm hiểu về vĩ mô là gì thì có rất nhiều các khái niệm liên quan. Nếu bạn nghiên cứu các khái niệm này để đảm bảo có sự phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô là gì chính xác nhất

Các chỉ số cần lưu ý bao gồm:

GDP

GDP là chỉ số quan trọng nhất trong khi tìm hiểu về từ vĩ mô là gì. Nó là thước đo tổng sản lượng và tổng thu nhập của quốc gia. Chỉ số thu nhập được tính trong giai đoạn nhất định.

Chỉ số GDP tốt sẽ phản ánh thước đo chính sách của nền kinh tế và dự báo về các khoản phúc lợi an sinh xã hội được đầu tư.

Công thức tính GDP là: GDP = C + I + G + X – M

Trong đó:

C: Tiêu dùng của hộ gia đình

I: Đầu tư tư nhân

G: Chi tiêu của chính phủ

X: Xuất khẩu

M: Nhập khẩu

Ngoài ra, các tính GDP còn dựa vào phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất.

Phương pháp thu nhập: GDP = W + R + I + Pr + OI + Te +Dep

Trong đó:

W: Thu nhập lao người lao động được nhận

R: Tiền cho thuê tài sản

I: Lợi nhuận ròng

Pr: Lãi thu về của doanh nghiệp

OI: thu nhập của doanh nhân

TE: Thuế gián thu

DEP: khấu hao tài sản cố định

–         Phương pháp sản xuất: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Chỉ số CPI

CPI là chỉ số giá tiêu dùng. Nó phản ánh một cách tương đối về hướng, mức độ biến động của các mặt hàng bán lẻ. Đồng thời là tác động của chúng tới sinh hoạt của các gia đình hiện nay.

Chỉ số này tăng thì giá trung bình trên thị trường tăng và ngược lại.

Trong kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI được tính bằng công thức: CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ T/Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở X 100%

Chỉ số Tỷ giá hối đoái

Tổng quan về tỷ giá hối đoái

Đây là chỉ số phản ánh tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia đang hợp tác với nhau. Tỷ giá hối đoái sẽ được tính toán, quyết định bởi nguồn Cung và Cầu ngoại tệ:

Nguồn cung: Là lượng tiền nước ngoài mà thị trường mục tiêu muốn bán ra để thu về tiền nội tệ

Nguồn cầu: Là lượng tiền ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào thông qua việc sử dụng tiền nội tệ.

Trong sự phân tích của kinh tế vĩ mô thì nguồn cung lớn cầu thì giá trị đồng ngoại tệ giảm và tỷ giá hối đoái tăng. Nếu nguồn cung nhỏ hơn cầu thì giá trị đồng ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái giảm.

Lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu được tính bằng tiền của nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Công thức tính là: Lợi suất trái phiếu = Tổng trái tức năm/Mệnh giá trái phiếu

Nguyên tắc chung thì các chỉ số, điều kiện môi trường thay đổi có thể ảnh hưởng đến tầm quan trọng của nền kinh tế vĩ mô. Một ví dụ thực tế của nền khủng hoảng ở Mỹ vào năm 2007. Nó sụp đổ trong lĩnh vực bất động sản mà các nhà phân tích tập trung vào các chỉ số liên quan đến thị trường này.

7. Tạm kết

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu trong lĩnh vực tổng quát, rộng lớn nhưng chủ yếu ở 2 lĩnh vực là:

  • Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả đối với biến động ngắn của thu nhập quốc gia.
  • Nghiên cứu yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của kinh tế.

Vĩ mô là gì bắt nguồn từ những học thuyết trong kinh tế chính trị. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển mô hình để giải quyết các trong nền kinh tế của quốc gia như Thu nhập, Sản lượng, tiêu dùng hay thất nghiệp, lạm phát…Hiểu rõ được nó sẽ được ra được các chiến lược cụ thể và chính xác nhất. 

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

2 responses to “Vĩ mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: