Trade Balance – Cán cân thương mại là gì?
Trade Balance – Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu và giá trị hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia trong một thời gian nhất định. Đôi khi cán cân thương mại giữa hàng hóa của một quốc gia và cán cân thương mại giữa các dịch vụ của quốc gia đó được phân biệt như 2 chỉ số riêng biệt.
Định nghĩa cán cân thương mại là gì?
Xuất khẩu ròng (Net Exporter) hay thặng dư thương mại (Trade Surplus) là tên hay gọi khác của cán cân thương mại (Trade Balance). Hiểu một cách đơn giản nhất, Trade Balance – Cán cân thương mại là số đo tiền tệ về sự chênh lệch giữa doanh số xuất khẩu và nhập khẩu của hàng hóa. Đây là bản đối chiếu giữa khoản tiền thu được từ nước ngoài và các khoản tiền chi trả từ nước ngoài của một quốc gia. Tức là để tính được cán cân thương mại có giá trị bao nhiêu? Chúng ta chỉ cần ước tính giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng thời gian cố định. Việc đo lường cán cân thương mại được thực hiện vô cùng dễ dàng bởi hầu hết mọi hàng hóa đều phải đi qua kiểm định hải quan.
Những giao dịch này có thể được thực hiện bởi các cá nhân, các doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp cư trú trong nước hoặc chính phủ của đất nước đó.
Hàng hóa giao dịch được kiểm kê, tính toán bao gồm những sản phẩm nguyên liệu thô, mặt hàng công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp, du lịch, dịch vụ. Lưu ý cán cân thương mại không đo lường số tiền đầu tư vào thị trường cổ phiếu.
Hiểu theo định nghĩa chuyên ngành, cán cân thương mại nằm trong mục tài khoản vãng lai thuộc cán cân thanh toán quốc tế (Balance of payment). Cán cân thương mại đảm nhận nhiệm vụ ghi lại, kế toán tổng hợp các luồng vận động hay những thay đổi, chênh lệch của hàng hóa trong quá trình xuất/nhập của quốc gia tại một thời điểm cụ thể.
Chính vì thế, cán cân thương mại được coi là công cụ chính để đo lường chỉ số kinh tế phát triển của các hoạt động thương mại và dịch vụ của một đất nước.
Ví dụ: nếu mức chênh lệch giữa (xuất khẩu – nhập khẩu):
- > 0 thì cán cân thương mại > 0 => có lợi nhuận
- < 0 thì cán cân thương mại < 0 => bị thâm hụt
- = 0 thì cán cân thương mại thuộc trạng thái ổn định, cân bằng
Tình hình cán cân thương mại hoạt động tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê mới nhất, quý I năm 2021 tình hình cán cân thương mại tại Việt Nam ở mức lợi nhuận tốt (chỉ số thặng dư lên tới 2,79 tỷ USD). Mặc cho tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng các chuyên gia vẫn kịp thời đưa đến những giải pháp sáng tạo, an toàn để đảm bảo được nền kinh tế duy trì ở mức ổn định.
Cụ thể, theo báo cáo số liệu của Tổng cục Hải quan:
- Tổng giá trị tiền tệ hàng hóa xuất khẩu đạt 78,40 tỷ USD tương ứng tăng 23,7%. Ghi nhận 10 nhóm hàng có tổng giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trở lên như mặt hàng điện thoại, linh kiện, mặt hàng máy vi tính, điện tử, máy móc, thiết bị phụ tùng, giày dép…
- Tổng giá trị tiền tệ hàng hóa nhập khẩu đạt 75,61 tỷ USD tương ứng tawg 26,8%. Các mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu dệt may…cũng được nhập khẩu vào thị trường nội địa vô cùng nhiều.
- Cán cân thương mại của cả nước trong quý I/2021 đạt lợi nhuận thặng dư ở mức 2,79 tỷ USD
Trade Balance – Cán cân thương mại được tính qua công thức nào?
Công thức tính trade balance – cán cân thương mại:
Tổng giá trị tiền tệ hàng hóa xuất khẩu – Tổng giá trị tiền tệ hàng hóa nhập khẩu = Cán cân thương mại
- Hiệu số > 0 được gọi là thặng dư cán cân thương mại: là các khoản thu về từ xuất lớn hơn các khoản chi cho nhập, điều này mang đến rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế và có thể dẫn đến sự gia tăng của tổng thu nhập.
- Hiệu số < 0 được gọi là thâm hụt cán cân thương mại: khi khoản tiền nhập khẩu vượt quá số tiền thu về khi xuất khẩu, điều này dĩ nhiên là không có lợi cho nền kinh tế và nguy cơ dẫn đến sự suy giảm thu nhập.
- Hiệu số = 0 được gọi là cán cân thương mại cân bằng: khi các khoản thu từ xuất bằng các khoản chi cho nhập, điều này không có lợi cũng không gây hại đến nền kinh tế.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại?
Chính sách thương mại kinh tế
Cách mà các nước giao thương với quốc gia khác đều phải dựa vào những quy định và chính sách thương mại kinh tế. Chính sách thương mại sẽ bao gồm các rào cản thương mại và thuế quan. Nghĩa là sẽ bị hạn chế những hàng hóa có thể nhập/xuất theo chính sách đã đề ra.
Ví dụ: Việt Nam bị cấm nhập khẩu các loại hàng hóa như vũ khí, đạn dược, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm lưu hành.
Tỷ giá hối đoái
Sự biến động không ngừng của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình cán cân thương mại.
- Đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ (tỷ giá tăng) sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cao hơn số lượng nhập khẩu.
- Ngược lại, đồng nội tệ được giá so với ngoại tệ (tỷ giá giảm) sẽ thúc đẩy việc nhập khẩu hàng hóa vào trong nước nhiều hơn so với xuất khẩu.
Ví dụ:
Một cuốn sách tại Việt Nam có giá 70.000 đồng Tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ Việt Nam và Hoa Kỳ là 23.000 đồng = 1 USD => Cuốn sách đó tại Mỹ chỉ có giá hơn 3 đô la. Vậy khi đồng nội tệ Việt Nam thấp thì khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước phát triển được đẩy mạnh.
Xuất/Nhập khẩu
- Nhập khẩu: GDP và nhu cầu của con người tăng thì nhập khẩu cũng vì đó cũng tăng theo. Hàng hóa nội địa đắt hơn hàng nước ngoài, người dân sẽ đổ xô đi mua hàng nước ngoài (với tâm lý hàng nước ngoài tốt hơn) và ngược lại cũng có thể xảy ra.
- Xuất khẩu: cán cân thương mại đạt mức thặng dư chủ yếu dựa vào tình hình xuất khẩu, mỗi quốc gia có đặc trưng xuất khẩu khác nhau.
Ví dụ:
Năm 2020 Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu gạo ước tính lên tới 6,5 triệu tấn với giá trị 3,07 tỷ USD góp phần thúc đẩy cán cân thương mại tăng ở mức ổn định.
Thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam
Tình hình kinh tế, chỉ số GDP
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ biến thiên của cán cân thương mại. Chẳng hạn:
- Chỉ số GDP trong nước tăng kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài tăng theo.
- Tương tự, GDP – kinh tế nước ngoài tăng trưởng cao kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác cũng tăng theo, điều đó khiến những nước đối tác có tỷ lệ xuất khẩu tăng đáng kể.
Chính sách đầu tư quốc tế
Các chính sách thương mại đầu tư trên thị trường ngoại địa không chỉ kéo theo GDP tăng trưởng vượt bậc mà còn giúp tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa ngày càng được tăng lên theo chiều hướng tích cực, thúc đẩy hiệu suất thặng dư cán cân thương mại.
Với xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đột phá như hiện nay, hầu hết mọi lĩnh vực đều phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách đối ngoại, những chính sách đầu tư sẽ giúp đất nước cải biến nền kinh tế ở mức ổn định phát triển.
Mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái
Để tác động đến cán cân thương mại, những nhà hoạch định chính sách đã tìm ra biện pháp liên quan đến tỷ giá hối đoái để điều chỉnh cán cân thương mại nhằm góp phần ổn định nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam tỷ giá hối đoái đã có những biến chuyển sâu sắc trong những năm gần đây. Cán cân thương mại của Việt Nam đã có những thời gian bị thâm hụt nghiêm trọng nhưng nhờ chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã có thời điểm thặng dư lớn.
Muốn hiểu về mối quan hệ giữa Trade Balance – cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái, trước hết bạn cần hiểu về tỷ giá hối đoái
Hiểu về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) được định nghĩa qua 2 khái niệm sau:
- Về mặt hình thức: tỷ giá hối đoái là sự quy đổi giá cả đơn vị tiền tệ của nước này với các nước còn lại, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.
- Về nội dung: tỷ giá tiền tệ bắt nguồn từ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, phát sinh quan hệ tiền tệ giữa các nước.
Hầu hết các nước đều sở hữu đơn vị đồng tiền riêng: Trung Quốc có đồng Nhân Dân Tệ, Anh có đồng Bảng Anh, Hàn Quốc có đồng Won, Nhật Bản có đồng Yên, Thái Lan có đồng Bạt Thái, Mexico có đồng Peso…
Tỷ giá hối đoái Việt Nam sẽ là giá trị đồng tiền Việt Nam (đồng) so với giá trị đồng tiền các quốc gia trên thế giới.
Ví dụ:
Tính tại thời điểm tháng 6/2021
1 Nhân dân tệ | 3.560 VNĐ |
1 Won Hàn | 20.39 VNĐ |
1 USD | 23.015 VNĐ |
Dưới đây là một vài tỷ số hối đoái cơ bản được căn cứ trên phương pháp xác định tỷ giá và nghiệp vụ thị trường ngoại hối:
- Tỷ giá điện hối: được niêm yết giá tại ngân hàng và chuyển hoại hối bằng điện
- Tỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối qua thư
- Tỷ giá danh nghĩa: tỷ giá được sử dụng trong giao dịch trên các thị trường ngoại hối
- Tỷ giá thực: được điều chỉnh bởi thay đổi tương quan giá cả trong nước và giá cả trên thị trường quốc tế.
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như thế nào?
Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được chú ý không chỉ được quan tâm tại những nước đang phát triển mà thậm chí còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của những nước phát triển khi đồng tiền rớt giá.
- Cán cân thương mại là yếu tố quyết định đến việc giá trị tiền tệ tăng hay giảm dựa vào mối quan hệ cung – cầu. (Cung nhiều thì giảm, cầu nhiều thì tăng)
Ví dụ:
Một quốc gia có lượng hàng hóa xuất khẩu > nhập khẩu khiến tình trạng hàng hóa trong nước khan hiếm, dẫn đến nhu cầu sử dụng người dân tăng cao và vì thế giá trị đồng tiền bỗng dưng được lên giá rất mạnh.
- Khi cán cân thương mại thặng dư lớn (tức là tỷ lệ xuất khẩu cao hơn nhập khẩu) ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chi phối tỷ giá, củng cố giá trị của đồng tiền. Nói một cách dễ hiểu, nhu cầu của người dân trong nước các lớn thì mức tỷ giá hối đoái càng cao còn như cầu thấp sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái ở mức trung bình, thậm chí còn rất thấp.
- Dựa vào những chính sách vĩ mô và cơ sở cán cân thương mại, các nhà hoạch định có thể dự đoán được diễn biến của tỷ giá hối đoái.
- Cán cân thương mại âm (thâm hụt cán cân thương mại) sẽ gây sức ép làm tăng tỷ giá hối đoái.
Tạm kết
Tại Việt Nam, giá trị VNĐ đang ở mức tương đối thấp so với đơn vị tiền tệ quốc tế, bởi Việt Nam vẫn còn bị lệ thuộc vào hàng hóa, nền kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới. Đây là một vấn đề khó tránh khỏi, chỉ bằng cách cố gắng phát triển, tích lũy từng ngày để đầy đồng giá VNĐ lên ở ngưỡng trung bình. Qua bài viết trên ta có thể hiểu được rằng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, cán cân thương mại luôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Do vậy, ảnh hưởng của cán cân thương mại đến đời sống kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Mong rằng với những thông tin trên bạn có thể mở mang được vốn kiến thức sâu rộng để nắm bắt được thị trường một cách tốt nhất. Hy vọng gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo trên Tuduyinvest.com!