Vay vốn từ hệ thống các công ty tài chính hiện đang là nhu cầu được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, vay vốn từ hệ thống tài chính nào an toàn và uy tín mới thực sự là điều quan trọng. Vậy Mcredit lừa đảo có phải là sự thật hay không?
Về Mcredit
Mcredit tiền thân là Công ty Tài chính TNHH MTV MB theo Giấy phép số 27/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép ngày 04/02/2016.
Trong đó, MB sở hữu 100% số vốn điều lệ. Năm 2016, MB ký thành công Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và hợp đồng liên doanh với đối tác là ngân hàng Shinsei Bank. Mục đích của việc ký hợp đồng là gia tăng tiềm lực tài chính. Đồng thời gia tăng sự uy tín trên thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam
Ngân hàng MB được biết đến 1 trong top 10 Ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam theo khảo sát năm 2017, năm 2106. Ngân hàng MB cũng là đơn vị lọt top 5 ngân hàng sở hữu môi trường làm việc tốt nhất
MB từng nhận rất nhiều giải thưởng danh giá và uy tín do các tổ chức quốc tế trao tặng. Với 24 năm hình thành, MB ghi dấu ấn đặc biệt trong thị trường tài chính tiêu dùng. MB hỗ trợ trực tiếp gia tăng thị phần, lợi nhuận trên thị trường tài chính ngân hàng
Cơ cấu công ty Mcredit
Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI hay được gọi tắt là Mcredit đã chuyển đổi pháp lý thành công từ Công ty Tài chính TNHH MTV MB. Vốn điều lệ của hệ thống này tính đến tháng 2 năm 2018 là 800 tỷ đồng
Về cơ cấu công ty của hệ thống tài chính được điều hành bởi: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và Các thành viên điều hành với các thành phần quan trọng nhất:
- Bà Vũ Thị Hải Phượng – Chủ tịch Hội đồng Thành viên
- Ông Toshizo Tanaka – Phó Chủ tịch Hội đồng Thành viên
- Ông Hoàng Minh Tuấn – Thành viên Hội Đồng Thành viên
- Ông Junichi Kobayashi – Thành viên Hội đồng Thành viên
- Ông Masahiro Kawanishi – Thành viên Hội đồng Thành viên
- Ông Lê Quốc Ninh – Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc
Dịch vụ và sản phẩm của Mcredit
Các sản phẩm chính của Mcredit bao gồm:
- Vay tiền mặt
- Vay trả góp
- Vay tín chấp
Mcredit có nhiều năm phát triển với dịch vụ vay tiền mặt và vay trả góp. Điểm đặc biệt tại hệ thống, người dùng không cần thế chấp tài sản hay còn gọi là vay tín chấp. Vay tín chấp chỉ cần duy nhất yếu tố lương của người thay. Những khách hàng không có lương cứng hàng tháng thì vẫn có thể vay bằng các hình thức chứng minh khác như sau:
- Vay tín chấp theo hóa đơn điện, nước, truyền hình cáp, di động trả sau,…
- Vay tín chấp với đăng ký xe máy
- Vay tín chấp dựa vào số dư tài khoản ngân hàng
- Vay tín chấp với biên lai bảo hiểm đang mua,…
Sàn giao dịch này hiện nay đang ứng dụng công nghệ số vào vận hành và tiếp thị dịch vụ. Để có thể giảm thiểu mức độ tương tác, tiếp cận 1 cách toàn diện. Và từ đó giúp khách hàng gia tăng trải nghiệm. Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên, xây dựng môi trường làm việc. Đồng thời xây dựng mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế
Mcredit lừa đảo? Tại sao?
Shinsei Bank tiền thân của Mcredit là Tập đoàn Tài chính lớn tại thị trường Nhật Bản. Đơn vị này chuyên hoạt động với lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. Tập đoàn này đã có hơn 50 năm kinh nghiệm tài chính tiêu dùng với công ty con là công ty tài chính Shinsei (SF). Công ty con này thuộc top 3 công ty cho vay tiền mặt hàng đầu tại Nhật Bản
Shinsei Bank cung cấp đa dạng các sản phẩm, bao gồm: Dịch vụ tài chính doanh nghiệp, bất động sản, y tế, tín dụng thương mại, vay tín chấp, ngân hàng bán lẻ, trả góp,…
Tiền thân là Shinsei Bank do đó sàn giao dịch cũng phát triển với cùng định hướng và cung cấp đa dạng sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều người tìm đến sàn giao dịch để vay vốn. Tuy nhiên họ không được tiếp cận nguồn vay 1 cách chính thống. Điều này tạo nên 1 lỗ hổng cho những kẻ gian sử dụng mạng xã hội hoặc đường thông báo bưu điện để lừa đảo trục lợi
Chính vì thế, nhiều người cho rằng sàn giao dịch xứ Trung này lừa đảo và không có niềm tin vào hệ thống tài chính tiêu dùng này. Trên thực tế, có nhiều kẻ gian sử dụng tài khoản mạo danh là sàn giao dịch để mời chào khách hàng vay tiền và từ đó chiếm đoạt tiền. Khiến cho nhiều người cho rằng Mcredit lừa đảo người dùng
Khách hàng Mcredit bị lừa như thế nào?
Thực tế đã có những trường hợp khách hàng Mcredit bị lừa đảo bởi kẻ gian. Những đối tượng này dùng các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Gmail, Zalo,… để tiếp cận khách hàng. Họ tự nhận mình là nhân viên và tiếp cận khách. Mục đích là tư vấn tài chính với chương trình siêu ưu đãi và hấp dẫn
Thủ đoạn lừa đảo khách hàng
Tiếp theo, những đối tượng này sẽ yêu cầu khách hàng phải chuyển khoản nhiều loại phí khác nhau cho 1 tài khoản ngân hàng lừa đảo. Và nếu khách hàng nào chuyển khoản thì sẽ bị lừa 1 số tiền rất lớn
Ngoài lừa đảo qua mạng xã hội thì một số đối tượng còn thực hiện lừa đảo qua đường bưu điện, bằng cách sử dụng các giấy thông báo vay vốn hoặc giấy báo phải trả tiền, nhóm đối tượng này sẽ gọi điện cho khách hàng và tiến hành lừa đảo chiếm đoạt tiền
Khách hàng Mcredit cảnh báo dấu hiệu lừa đảo
- Giả mạo là nhân viên ngân hàng MB Bank hoặc giả mạo là nhân viên Mcredit. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…
- Làm giả hình ảnh, thông tin, văn bản,… gửi cho khách hàng để chứng minh khách hàng đã vay tiền và đã nhận tiền
- Yêu cầu khách hàng thanh toán vào một số tài khoản lừa đảo
Ngoài các hình thức trên thì 1 số đối tượng còn lừa đảo yêu cầu khách hàng thanh toán điện tử trên ứng dụng ví điện tử như VietPay, Momo,… để chứng minh thu nhập. Sau đó, yêu cầu cung cấp thông tin thẻ, tài khoản và cuối cùng là mã xác thực để thực hiện chiếm đoạt tiền từ tài khoản ngân hàng
Cách nhận biết dấu hiệu lừa đảo khi sử dụng dịch vụ Mcredit
Để tránh bị lừa, chúng tôi gửi đến khách hàng những cách nhận biết đối tượng mạo danh để lừa đảo:
- Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo,… tự nhận là nhân viên Mcredit và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin.
- Gọi điện thoại cho khách hàng và thông báo khách hàng đã vay thành công tiền.
- Yêu cầu khách hàng chuyển khoản tiền cho 1 tài khoản lạ.
- Gửi thư qua đường bưu điện thông báo khách hàng phải nộp tiền,…
Làm thế nào để phòng ngừa?
Thực tế, chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo khách hàng cẩn thận với nhóm đối tượng mạo danh để lừa đảo. Thế nhưng, vẫn có nhiều khách hàng bị lừa. Nguyên nhân của việc này là do đối tượng giả mạo chiếm được lòng tin với khách hàng. Và đánh vào tâm lý có tiền tiêu hoặc lãi suất vô cùng thấp,…
Để ngăn chặn các rủi ro cho khách hàng khi bị lừa đảo. Chúng tôi gửi tới khách hàng cách phòng tránh lừa đảo như sau:
- Khách hàng có nhu cầu vay vốn truy cập vào website duy nhất của Mcredit.
- Khách hàng tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân như: tên truy cập, mật khẩu, mã xác thực OTP,… cho bất cứ ai hay trên bất kỳ ứng dụng, không rõ nguồn gốc nào.
- Khách hàng không truy cập và giao dịch thanh toán trên các đường link, lạ qua tin nhắn, zalo hay email,…
Hiện tại, sàn chỉ cung cấp duy nhất 1 số tài khoản ngân hàng MB như sau:
- Tên chủ tài khoản: CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MB SHINSEI
- Số Tài khoản: 003-116-668-6868
- Ngân hàng: Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh MB Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng hợp các công ty cung cấp dịch vụ vay trả góp hiện nay
Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty vay vốn, tài chính tiêu dùng để khách hàng lựa chọn. Tuduyinvest.com sẽ tổng hợp top 3 công ty cung cấp dịch vụ vay trả góp uy tín hiện nay
Công ty tài chính FE CREDIT
FE CREDIT được biết đến thuộc Khối Tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng VPBank. FE CREDIT thành lập năm 2010 và đến năm 2015 mới chính thức lập pháp nhân độc lập lấy tên gọi là Công ty tài chính ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng FE CREDIT
FE CREDIT hiện đang là 1 trong số những công ty vay vốn mạnh nhất tại thị trường Việt Nam với khoảng 13.000 điểm kinh doanh. Trước đó, FE CREDIT khiến giới vay vốn tài chính điêu đứng khi ký kết thành công hợp đồng vay vốn 50 triệu USD với Lion Asia năm 2018
Năm 2018, FE CREDIT cho ra mắt ứng dụng vay tự động đầu tiên. Để khách hàng có thể chủ động đăng ký và vay trong 15 phút. Dịch vụ mà FE CREDIT cung cấp đến người dùng bao gồm:
- Vay tín chấp tiền mặt
- Vay trả góp
- Mở thẻ tín dụng
Hệ thống vay vốn FE CREDIT
Công ty tài chính HD SAISON
HD SAISON là hệ thống tài chính có 100% là vốn nước ngoài, được hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tên ban đầu của hệ thống HD SAISON được gọi là SGVF. Đến năm 2013 SGVF trực thuộc ngân hàng HDBank, sau đó đổi tên là HDFinance. Năm 2015, Credit Saison Nhật Bản góp vốn đầu tư và hệ thống tài chính này được đổi tên thành HD SAISON
HD SAISON là hệ thống tài chính luôn lọt top doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. HD SAISON có khoảng 5 triệu khách hàng, hợp tác với khoảng 9000 đối tác. Sản phẩm mà HD SAISON cung cấp cho khách hàng bao gồm:
- Cho vay trả góp mua xe máy
- Vay trả góp điện thoại, laptop
- Vay trả góp tiền mặt
- Vay trả góp ô tô
- Vay trả góp nội thất,…
Công ty tài chính Shinhan Fianance
Shinhan Fianance tiền thân là công ty tài chính Prudential Việt Nam, thuộc top những hệ thống tài chính lớn mạnh tại Việt Nam. Shinhan Fianance sau khi được Ngân hàng Nhà Nước mua lại thì được đổi tên thành Công ty tài chính TNHH Shinhan Việt Nam.
Shinhan Finance sở hữu lãi suất cho vay siêu thấp, chỉ từ 18%/năm. Bù lại Shinhan Fianance yêu cầu các điều kiện vay vốn khắt khe hơn. Các sản phẩm mà hệ thống Shinhan Finance cung cấp bao gồm:
- Cho vay trả góp
- Cho vay tiêu dùng
- Phát hành thẻ tín dụng
Tạm kết
Như vậy, bài viết trên đã phân tích đầy đủ các thông tin liên quan đến hệ thống tài chính Mcredit và sự thật Mcredit có lừa đảo hay không? Thông qua những nội dung này, chắc hẳn người dùng đã nắm được thông tin sàn giao dịch này có lừa đảo hay không? Hy vọng, bài viết này giúp ích được cho những ai đang tìm hiểu về Mcredit