ĐIỂM CHÍNH 🔹 “Vĩ mô” ở đây mang hàm ý rộng, tức là kinh tế học ở mức độ vĩ đại, ở phạm vi toàn quốc toàn cầu. 🔹 Kinh tế vĩ mô được cấu tạo bởi 3 loại hình: chính sách tài khoá (Fiscal Policy), chính sách tiền tệ (Monetary Policy) và chính sách trọng cung (Supply-side Policy). 🔹 Kinh tế vĩ mô biểu thị tổng thể nền kinh tế hoạt động như thế nào, mức thu nhập quốc dân và việc làm được xác định ra sao trên cơ sở tổng cung và tổng cầu. 🔹 Tốc độ tăng trường GDP cao cũng đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng và phát triển nhanh về cả chất và lượng. |
Kinh tế vĩ mô là gì? Định nghĩa cơ bản về thuật ngữ kinh tế vĩ mô cho người mới bắt đầu
Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) thuộc bộ môn kinh tế học nghiên cứu, phân tích nền kinh tế của một quốc gia với góc nhìn bao quát rộng.
Như tên gọi của nó, “vĩ mô” ở đây mang hàm ý rộng, tức là kinh tế học ở mức độ vĩ đại, ở phạm vi toàn quốc toàn cầu. Kinh tế vĩ mô đề cập đến những vấn đề lớn của đất nước của nhân dân như tình hình lạm phát tiền mất giá, tình trạng thất nghiệp, tình hình cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế, vấn đề phân phối nguồn lực giữa các thành viên trong xã hội và các chính sách kinh tế (chính sách tiền tệ, chính sách thuế thu nhập hay chính sách tài khoá,…).
Kinh tế vĩ mô chia ra 2 khu vực nghiên cứu chính mà hiện tại vẫn còn áp dụng:
- Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia.
- Nghiên cứu những nhân tố góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế bền vững và đi lên.
Kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ đâu?
Kinh tế học vĩ mô được cho rằng là sự ra đời của 2 thể chế quan điểm chính trị và quan điểm kinh tế. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu và đưa ra lời giải đáp cho các mối quan hệ trong nền kinh tế như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng hay lạm phát, thất nghiệp.
Thông qua những báo cáo, biểu đồ và con số tương đối về các mặt của tình hình kinh tế, các công ty nói riêng và Nhà nước nói chung có thể căn cứ vào đó để dự báo cho các chiến lược sắp tới.
Các công thức tính kinh tế vĩ mô
Như đã đề cập phía trên, kinh tế vĩ mô bao hàm mọi ngóc ngách, góc cạnh trong nền kinh tế của đất nước. Do vậy để nghiên cứu kinh tế vĩ mô cần tính toán qua nhiều công thức mới có thể tổng hợp và đánh giá sát sao tình hình kinh tế chung.
Dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến 5 công thức sử dụng nhiều nhất và cơ bản nhất mà bất cứ ai muốn tìm hiểu cũng cần nắm rõ:
🔶 Công thức 1: Công thức tính tổng sản phẩm nội địa (GDP)
Chỉ riêng công thức tính GDP đã có 3 công thức để thực hiện tính toán
Tính GDP theo phương pháp chi tiêu:
GDP = C + G + I + (X-M) | Trong đó: C là tiêu dùng hộ gia đình G là chi tiêu của Chính phủ I là đầu tư của doanh nghiệp X là tổng giá trị xuất khẩu M là tổng giá trị nhập khẩu |
Tính GDP theo thu nhập:
GDP = W + I + Pr + R + Ti + De | Trong đó: W là thu nhập từ lao động (tiền lương) I là tiền lãi (thu nhập nhận được do cho vay) Pr là lợi nhuận doanh nghiệp R là tiền thuê Ti là thuế gián thu De là khấu hao tài sản cố định |
Tính GDP theo phương pháp sản xuất:
GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu |
🔶 Công thức 2: Công thức tính sản phẩm quốc gia (GNP)
GNP = C + I + G + (X – M) + NR hay GNP = GDP + NIA | Trong đó: NIA là thu nhập ròng từ nước ngoài NR là thu nhập ròng từ các hàng hoá và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài |
🔶 Công thức 3: Công thức xác định sản lượng trong nền kinh tế mở
AD = C + I + G + X – M | Trong đó: C là tiêu dùng hộ gia đình G là chi tiêu của Chính phủ I là đầu tư của doanh nghiệp X là tổng giá trị xuất khẩu M là tổng giá trị nhập khẩu |
🔶 Công thức 4: Công thức tính cán cân thương mại
CCTM = XK – NK = X – M | Trong đó: Ba trạng thái của cán cân ngoại thương (xuất khẩu ròng) X – M >0: Thặng dư (Xuất siêu) X – M < 0: Thâm hụt (Nhập siêu) X – M =0: Cân bằng |
🔶 Công thức 5: Công thức tính thu nhập khả dụng
Yd = Y – (Tx – Tr) = Y – T | Trong đó: Yd : Thu nhập khả dụng Y: Tổng thu nhập (GNP hay GNI) Tx: Tổng số thuế (Tx = Td + Ti) Tr: Chi chuyển nhượng (Trợ cấp) T: Thuế ròng |
3 loại hình kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô được cấu tạo bởi nhiều loại hình và 3 trong số vô vàn loại hình kinh tế vĩ mô mà chúng ta cần quan tâm là:
- Chính sách tài khoá (Fiscal Policy)
- Chính sách tiền tệ (Monetary Policy)
- Chính sách trọng cung (Supply-side Policy)
1️⃣ Đối với chính sách tài khoá – Fiscal Policy
Chính sách tài khóa đề cập đến những thay đổi trong chi tiêu và thuế của Chính phủ hay là những quyết định của cấp trên về việc điều chỉnh mức chi tiêu và thuế suất nhằm mục đích hướng nền kinh tế vào mức sản lượng ổn định.
Nói chung, chính sách tài khoá là công cụ điển hình của nền kinh tế vĩ mô, tác động đến quy mô hoạt động kinh tế qua 2 mặt chính là chi tiêu và thuế.
2️⃣ Đối với chính sách tiền tệ (Monetary Policy)
Chính sách tiền tệ sử dụng các công cụ hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ nhằm mục đích thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Chính sách tiền tệ thuộc loại hình chính sách kinh tế vĩ mô do những cơ quan hữu trách về tiền tệ hoặc ngân hàng trung ương trên khắp cả nước thực thi. Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ đóng vai trò thiết yếu trong việc điều tiết và phân chia lượng tiền lưu thông. Nhờ có chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương mới có thể kiểm soát hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi tình trạng lạm phát đồng tiền mất giá.
3️⃣ Đối với chính sách trọng cung (Kinh tế học trọng cung)
Kinh tế học trọng cung là một trong những khía cạnh lớn của kinh tế vĩ mô. Kinh tế học trọng cung đảm nhận việc nâng cao năng suất lao động và những chính sách được hoạch định nhằm cải thiện tính linh hoạt của thị trường nhân tố.
Tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô
Không dễ gì mà kinh tế vĩ mô lại xuất hiện và là một trong những học phần bắt buộc ở chương trình Đại học tại Việt Nam. Ắt hẳn nó đóng góp một phần không nhỏ vào sự hiện diện nền kinh tế nước nhà nói chung. Tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô là hoàn toàn không thể phủ nhận. Dưới đây, chúng tôi liệt kê vài nhân tố cơ bản nói lên mức độ thiết yếu của vĩ mô trong đời sống con người.
✅ Phân tích kinh tế vĩ mô là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc giúp chúng ta hình dung về cách thức hoạt động của một hệ thống kinh tế mang tính toàn quốc hay nói cách khác nó giúp chúng ta hiểu được sự vận hành của một hệ thống kinh tế hiện đại mang tính phức tạp. Kinh tế vĩ mô biểu thị tổng thể nền kinh tế hoạt động như thế nào, mức thu nhập quốc dân và việc làm được xác định ra sao trên cơ sở tổng cung và tổng cầu.
✅ Kinh tế vĩ mô phân tích các lực lượng quyết định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và lý giải cách để đạt đến trạng thái tăng trưởng kinh tế cao nhất nhằm mục đích duy trì. Do vậy nó giúp kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng, mức độ GDP cao hơn và trình độ việc làm cũng vì thế mà cao hơn.
✅ Kinh tế vĩ mô giải thích các yếu tố để xác định sự cân bằng của các khoản thanh toán. Đồng thời, nó cũng xác định nguyên nhân tình trạng thâm hụt và đưa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng. Kinh tế vĩ mô giúp giải quyết các vấn đề kinh tế như nghèo đói, thất nghiệp, lạm phát,… có thể sử dụng giải pháp ở cấp độ của toàn bộ nền kinh tế.
✅ Với nền tảng kiến thức chi tiết của một nền kinh tế ở tầm vĩ mô, các chuyên gia có thể hoạch định các chính sách kinh tế đúng đắn và điều phối các chính sách kinh tế quốc tế một cách dễ dàng hơn.
Kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?
Thị trường chứng khoán hoạt động ở một nhánh riêng biệt nhưng không phải vì thế mà nó không hề bị ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô. Các chỉ số kinh tế được thực hiện bởi cơ quan Chính phủ cấp Quốc gia công bố tại một thời điểm xác định. Hiểu được các chỉ số kinh tế đó sẽ giúp các chuyên gia phân tích kỹ thuật có góc nhìn khách quan hơn và từ đó đầu tư chứng khoán cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.
🔶 Tổng sản phẩm quốc nội – GDP
Hầu hết mọi người đều nhận thấy, GDP là chỉ số quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô. Do vậy, khi đầu tư chứng khoán bạn cần để ý và xem xét kỹ đến chỉ số này. Tốc độ tăng trường GDP cao cũng đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng và phát triển nhanh về cả chất và lượng. Khi GDP tăng, các phiên giao dịch ngoại hối được thực hiện liên tục không ngừng. Ngược lại, tăng trường GDP quá mức cũng là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra.
🔶 Chỉ số lạm phát
Gia tăng mức giá chung là tình trạng lạm phát phổ biến. Nếu lạm phát tăng cao thì các chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng bị đẩy lên cao. Thị trường cầu giảm xuống nhưng hàng hoá lại tăng vụt dẫn đến doanh thu bị ảnh hưởng. Từ đó các nhà đầu tư cũng sẽ không lựa chọn được doanh nghiệp đó để đầu tư trên thị trường chứng khoán. Lạm phát tăng kéo theo chính sách tiền tệ bị thắt chặt. Chính sách tiền tệ eo hẹp sẽ thúc đẩy lãi suất tăng cao khiến cho tình trạng bán tháo diễn ra. Gây ra khó khăn về khoản huy động vốn của doanh nghiệp.
🔶 Chỉ số giá tiêu dùng – CPI
Nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải nâng cao các khoản chi phí đầu vào. Từ đó khiến cho lợi nhuận kinh doanh bị sụt giảm, doanh nghiệp mất đi vị thế trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, khi CPI tăng các chính sách tín dụng phải thắt chặt để ổn định thị trường. Việc đó khiến cho các nhà đầu tư khó tiếp cận với nguồn tín dụng gây ra tình trạng giảm đầu tư chứng khoán. Không những vậy, lãi suất ngân hàng có thể tăng cao, dòng đầu tư chứng khoán có thể bị thu hẹp lại.
Tạm kết
Kinh tế vĩ mô là một khía cạnh nghiên cứu thị trường nền tảng cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Các chỉ số kinh tế là móc nối bằng chứng để tìm ra giải pháp cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và quốc gia nói riêng. Hiểu được sự biến động chu kỳ của GDP, CPI hay chính sách cung ứng tiền tệ mở rộng/thắt chặt sẽ làm gia tăng tính ổn định và tăng trưởng kinh tế. Xét trong điều kiện kinh tế bình thường hay biến động thì những chính sách kinh tế vĩ mô vẫn mang lại hiệu quả nhất định.
One response to “Kinh tế vĩ mô là gì? Kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?”
[…] đầu trên thị trường, yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số quỹ Index fund bao gồm kinh tế vi mô việc đầu tư cá nhân 1 cổ phiếu thì việc rủi ro ập tới là phần trăm rất […]