Your cart is currently empty!
Giao dịch quyền chọn(option)
Khái niệm quyền chọn ngoại hối
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có quyền( chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định trong tương lai.
Phân loại hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn có hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán.
- Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng, trong đó người mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định
- Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng, trong đó người nua hợ đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định.
Các bên tham gia quyền chọn
Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai đối tác tham gia, đó là người bán hợp đồng và người mua hợp đồng
- Mua hợp đồng quyền chọn có thể là mua quyền chọn bán hay mua quyền chọn mua. Người mua hợp đồng phải trả phí mua quyền chọn. Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền tiến hành giao dịch theo hợp đồng nếu thấy có lợi cho mình hoặc không tiến hành theo hợp đồng nếu thấy bất lợi cho mình.
- Bán hợp đồng quyền chọn có thể là bán quyền chọn bán hay bán quyền chọn mua. Người bán hợp đồng, sau khi thu phí bán quyền chọn, có nghĩa vụ sẵn sàng giao dịch tại mức tỷ giá đã thỏa thuận nếu người mua thực hiện quyền chọn.
Thực hiện quyền chọn và tỷ giá quyền chọn.
Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện quyền chọn của mình. Khi người mua hợp đồng quyền chọn thực hiện quyền chọn thì gọi là thực hiện quyền chọn.
Tỷ giá cố định thỏa thuận từ trước áp dụng trong giao dịch quyền chọn là tỷ giá quyền chọn
Phí hợp đồng quyền chọn.
Phí hợp đồng quyền chọn là khoản tiền mà người mua hợp đồng phải trả cho người bán. Nếu người mua không thực hiện quyền chọn thì chỉ phải trả cho người bán một khoản phí quyền chọn dã thỏa thuận trước.
Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi, thông thường được thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng. Trong một số trường hợp việc thanh toán có thể xảy ra tại thời điểm hợp đồng đáo hạn, nếu như người bán có thiện chí cấp tín dụng cho người mua, và người mua phải chịu lãi suất của khoản phí quyền chọn chậm trả.
Ví dụ: tiếp tục ví dụ 1( phần kỳ hạn), nếu ta sở dụng công cụ quyền chọn để bảo hiểm rui ro tỷ giá thi sao.
Công ty mua quyền chọn mua GBP 1.000.000 kỳ hạn 2 tháng kể từ ngày thoả thuận với tỷ giá thực hiện ví dụ là GBP/USD = 1,7377. Hai tháng sau, ngày 10/03, nếu tỷ giá tăng 1,7465 thì Công ty sẽ có quyền mua số GBP với tỷ giá đã cam kết là 1,7377. Trường hợp này, Công ty đã có lợi 0, 0088 USD/GBP. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống 1, 7333 thì Công ty sẽ không thực hiện quyền chọn mua với tỷ giá 1,7377 USD/GBP mà sẽ mua số GBP đó với tỷ giá trên thị trường lúc này là1,7333 USD/GBP. Trong trường hợp này, Công ty có lợi 0,0044 USD/GBP. Tuy nhiên để được có quyền như vậy, Công ty sẽ phải trả cho người bán một khoản phí nhất định.
IV. Hợp đồng tương lai:
Khái niệm: Là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai.
Đặc điểm:
– Điều bắt buộc trong giao dịch tương lai là cả người mua và người bán hợp đồng tương lai phải có một khoản ký quỹ và phải trả các phí giao dịch. Khoản ký quỹ được duy trì trên tài khoản mở tại nhà môi giới và nhà môi giới lại phải ký quỹ tại nhà thanh toán bù trừ của Sở giao dịch. Nếu số dư trên tài khoản ký quỹ dưới mức quy định thì người nắm giữ hợp đồng tương lai phải bố xung cho đủ mức ký quỹ ban đầu. Tài khoản ký quỹ được điều chỉnh hàng ngày theo mức lãi lỗ của hợp đồng.
– Giá trị hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, cố định và không được thương lượng. Các giao dịch có độ lớn bằng bội số của giá trị một hợp đồng.
– Được thực hiện tập trung trên sàn của sở giao dịch.
– Có thể chuyển nhượng hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng.
– Ngày đáo hạn được tiêu chuẩn hóa. Thông thường là vào thứ tư của tuần thứ ba của tháng 3; 6;9;12.
Mục đích:
– Bảo đảm khả năng thanh khoản của hợp đồng, giảm rủi ro tỷ giá.
Ví dụ: giả sử một một nhà đầu tư mua 1 hợp đồng tương lai đối với GBP đáo hạn vào tháng 6 trên CME ( sở thương mại Chicago). Việc tính lỗ lãi của hợp đồng như thế nào, ta có thông tin về thị trường như sau:
Giá trị của 1 hợp đồng tương lai: 62.500 GBP
Khoản ký quỹ tối thiểu với mỗi hợp đồng: 2000 USD
Mức quy định: 75% khoản ký quỹ ban đầu.
Từ đây ta có hạn mức duy trì tài khoản: 75% * 2000= 1500 USD. Nếu giá trị thị trường của hợp đồng tính theo tính theo tỷ giá thanh toán giảm hơn $500, thì toàn bộ số thiếu hụt trên tài khoản ký quỹ phải được bổ xung cho đủ tối thiểu là $2000. Nếu giá trị của hợp đồng giảm nhưng số dư trên tài khoản ký quỹ vẫn lơn hơn $1500 thì người nắm giữ hợp đồng chưa phải bổ xung cho tài khoản ký quỹ. Trường hợp nếu giá thị trường của hợp đồng tăng, thì phần tăng them sẽ được ghi có vào tài khoản ký quỹ và người nắm giỡ hợp đồng có thể rút ra.
Cụ thể, vào ngày thứ nhất, mỗi hợp đồng tương lai đối với GBP đươc mua với giá mở cửa là 1 GBP= 1,4700USD. Giá trị thị trường của mỗi hợp đồng là:
1,4700USD/GBP * 62.500 GBP= 91.875USD
Tỷ giá thanh toán là tỷ giá cuối ngày được sở giao dịch sử dụng để tinh toán viêc thanh toán lãi lỗ. đối với ngày thứ nhất, tỷ giá thanh toán la 1 GBP=1,4714 USD; điều này có nghĩa là vào cuối ngày thứ nhất, tỷ giá giao ngay dự đoán trên thị trường tại thời điểm tháng 6 là 1,4714 USD/ GBP. Với tỷ giá thanh toán này thì giá để mua 1 hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 6 là:
1,4714 USD/GBP * 62.500GBP= 91.962,50 USD
Như vậy, ngày thứ nhất, người mua hợp đồng tương lai GBP đaó hạn vào tháng 6 sẽ thu được khoản lãi:
61.962,50 – 91875= 87,50USD
Nếu người mua không rút khoản lãi này ra, nó sẽ được cộng vào tài khoản ký quỹ của người mua. Tài khoản ký quỹ của người mua giờ sẽ là 2087,50USD.
Đến ngày thứ hai tỷ giá thanh toán giảm xuống 1,4640USD/GBP, thì giá của mỗi hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 6 sẽ là”
1,4640*62.500 = 91500USD
So sánh với giá thanh toán của ngày thứ nhất là 91.962,50 USD thì ngày thứ hai người mua sẽ lỗ:
91500 – 91962,50 = -462,50 USD
Khoản lỗ này được ghi nợ vào tài khoản ký quỹ người mua. Số dư trên tài khoản ký quỹ người mua cuối ngày thứ hai là:
2087,50 – 462,50 = 1 625 USD
Do số dư tài khpản vẫn lớn hơn hạn mức duy trì tài khoản là $1500 nên người nắm giữ hợp đồng chưa phải bổ xung cho đủ $2000.
Đến ngày thứ ba, tỷ giá thanh toán tiếp tục giảm xuống còn 1,4600 USD/GBP. Giá để mua hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 6:
1,4600 * 62500 = 91250 USD
Tới ngày thứ 3, người mua sẽ lỗ:
91250 – 91500 = -250 USD
Khoản lỗ tiếp tục được ghi nợ vào tài khoản ký quỹ người mua, số dư trên tài khoản ký quỹ người mua sẽ là :
1.650 – 250 = 1375 USD
Do số dư trên tài khoản đã giảm xuống dưới hạn mức duy trì là 1500USD, do đó người nắm giữ hợp đồng ký quỹ bổ xung tối thiểu cho đủ 2000 USD. Số ký quỹ bổ xung sẽ là:
2000 – 1375 = 625 USD
Qúa trình thanh toán hằng ngày của hợp đồng tương lai GBP được biểu thị qua bảng sau:
Loại tỷ giá | Giá mở cửa (giá th.toán) | Giá trị mỗi hợp đồng | Điều chỉnh ký quỹ | Bổ xung (+) Rút ra (-) | Số dư TK ký quỹ |
Tỷ giá mở cửa | $1,4700 | $91 875,0 | 0 | + $ 2000 | $ 2 000 |
Tỷ giá thanh toán 1 | $1,4714 | $91 962,5 | + $ 87,50 | 0 | $ 2 087,50 |
Tỷ giá thanh toán 2 | $1,4640 | $91 500,0 | – $ 462,50 | 0 | $ 1 625,00 |
Tỷ giá thanh toán 3 | $1,4600 | $91 250,0 | – $ 250,00 | + $ 625,00 | $ 2 000,00 |
( có các mẫu hợp dồng đính kèm phía cuối).
Thực trạng ngoại hối phái sinh tại Việt Nam
Thực trạng
THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI
Kể từ những năm 80 của thế kỉ 20, các giao dịch tài chính phái sinh đã được sử dụng ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua các công cụ phái sinh tiền tệ của các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế vẫn còn rất hạn chế (Mallin, Ow-Young and Reynolds, 2001). Nhận định này được thể hiện khá rõ nét nếu chúng ta so sánh tỷ trọng của giao dịch phái sinh tiền tệ với tổng các giao dịch tài chính phái sinh khác (xem sơ đồ 1). Theo số liệu về doanh số của các công cụ tài chính phái sinh toàn cầu tháng 6/2007, các giao dịch phái sinh tiền tệ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn khoảng 9% so với 68% của giao dịch phái sinh lãi suất và 23% của giao dịch phái sinh trên chỉ số chứng khoán.
Tuy vậy, một thực tế không thể phủ nhận rằng, bên cạnh mục đích phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, các giao dịch phái sinh tiền tệ ngày càng được sử dụng với mục đích đầu cơ nhằm tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt là hợp đồng tiền tệ tương lai và quyền chọn. Chính vì lẽ đó mà doanh số của các giao dịch này đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm.
Theo một nghiên cứu khá toàn diện của Wharton School được thực hiện năm 2003, đối tượng điều tra là các công ty phi tài chính của Mỹ, thì có khoảng 40% doanh nghiệp sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh, 76% trong số đó có sử dụng các giao dịch phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro hối đoái. Mục đích chính của các công ty khi sử dụng các giao dịch này là quản lý luồng tiền, tiếp đó là quản lý sự biến động trong thu nhập của chính họ. Với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc các giao dịch tài trợ quốc tế, 86% các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ sử dụng hợp đồng kì hạn và tương lai và cho đó là công cụ phòng ngừa rất hữu hiệu. Trong khi đó, nếu phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho giá trị thị trường của các doanh nghiệp thì nghiệp vụ “option” lại được xem là một công cụ quan trọng, khi có tới 67% doanh nghiệp lựa chọn. Một lý do rất đơn giản khi giải thích tại sao giao dịch kì hạn lại được sử dụng nhiều hơn giao dịch quyền chọn vì giao dịch kì hạn tỏ ra thích hợp hơn khi phòng ngừa rủi ro tỷ giá, hơn nữa, chi phí phòng ngừa lại rẻ hơn nhiều so với các giao dịch phái sinh khác.
Ngày 10/01/1998, trên cơ sở nhận thức sự cần thiết thúc đẩy giao dịch ngoại hối phát triển, thống đốc NHNN đã ký quyết định 17/1998/QĐ_NHNN ban hành quy chế giao dịch hối đoái (quyết định 17). Quy chế này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, tạo công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối. Tuy nhiên, với quyết định này thì giao dịch ngoại hối chỉ mới được thực hiện thông qua các công cụ giao ngay kỳ hạn và hoán đổi. Cụ thể như sau:
a) Đối với giao dịch kỳ hạn:
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước.
Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
b) Đối với giao dịch hoán đổi:
Thực hiện từ ngày 24/12/1997 theo Quyết định số 430 của thống đốc NHNN. Theo đó việc thực hiện hoán dổi USD và VND được thực hiện với các kỳ hạn là 2 tuần, 1,2,3 tháng giữa NHNN và các NHTM. Sau đó được bổ sung theo Quyết định số 893 của thống đốc NHNN ngày 17/7/2001.
Tiếp theo đó là quyết định số 1133/2003/QĐ –NHNN( ngày 30/9/2003 ban hành kèm quy chế) cho phép nới rộng đối tượng tham gia hoạt động hoán đổi lãi suất là NHTM, TCTD và các doanh nghiệp.
– Ngân hàng Citibank thực hiện thí điểm hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền từ ngày 1/3/2005 đến 2/2006.
– Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa 2 đồng tiền chéo (Cross Currency Swap- CCS) đối với khoản vay ngoại tệ của khách hàng sau khi khách hàng vay ngoại tệ; thực hiện cung cấp sản phẩm gắn với rủi ro tín dụng- lãi suất cơ cấu cho tiền gửi và giấy tờ có giá, theo đó lãi suất của khách hàng được hưởng sẽ không cố định mà nằm trong một khoảng giao động nhất định và phụ thuộc vào sự biến động của một số yếu tố thị trường , như tỷ giá, lãi suất, giá sản phẩm hàng hóa nào đó…
-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ- Dual currency Deposit; thực hiện hoán đổi tiền tệ chéo. Đó là việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng các đồng tiền khác nhau. Trong các giao dịch hoán đổi chéo thường có việc hoán đổi thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền sang thanh toán lãi (cố định hoặc thả nổi) bằng một đồng tiền khác. Số tiền gốc trong giao dịch có thể được oán đổi vào kỳ đầu (nếu có) và kỳ cuối, hoặc nhiều kỳ trong thời gian hiệu lực của giao dịch.
– NH Calyon, citibank, ABN-AMRO thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai (Forward Start Swap) là thoả thuận để tham gia giao dịch hoán đổi lãi suất vào một ngày cụ thể trong tương lai theo một mức lãi suất đã được định trước.
– NH HSBC thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn – Daily range accrual, thời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm. Theo thoả thuận hoán đổi này, khách hàng vay cuả HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch và tổng lãi suất phải trả này không vượt quá mức lãi suất cao nhất đã được định trước. Đổi lại HSBC sẽ trả Sibor cộng với phần chênh lệch cho những ngày lãi suất Sibor giao động trong một khoảng được định trước. Cụ thể, hợp đồng này thoả thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm lãi suất thả nổi. Nếu đến ngày đáo hạn lãi suất Sibor không vượt quá mức lãi suất xác định trước (4,5%/năm ) thì HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với mức lãi suất (Sibor + 1,1% ). Trường hợp vượt mức lãi suất định trước, thì HSBC không phải trả mức lãi suất này. Đổi lại, khách hàng sẽ trả cho HSBC mức lãi suất (Sibor + 0,6%), nhưng tối đa không vượt quá 5,1%/ năm; thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền.