Muốn sử dụng công cụ phân tích thị trường tài chính cần hiểu gì?
Những nhà giao dịch (Trader) cổ phiếu chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa phái sinh v.v. thường sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật và nhiều loại bảng báo giá để nắm bắt cơ hội giao dịch
Phần lớn nhà giao dịch phái sinh phân tích các yếu như biến động nhá trong các khung thời gian (H1, H2, H3, H4, hoặc khung thời gian theo ngày).
là các đồ thị giá thường gặp, có thể đánh dấu được các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Các nhà giao dịch hay nhà phân tích kỹ thuật khác nhau có thế sử dụng các loại đồ thị khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Ví dụ như là đồ thị đường, đồ thị hình nến, đồ thị hình thanh, đồ thị hình và điểm, hay bất kỳ một loại đồ thị nào khác.
Mỗi loại đồ thị đều có thế mạnh riêng cũng như cách sử dụng khác nhau. Và việc lựa chọn sử dụng công cụ nào tùy thuộc vào ý muốn của từng nhà phân tích kỹ thuật hay nhà giao dịch.
Có mấy loại phân tích kỹ thuật thị trường tài chính?
Về cơ bản có hai loại phân tích thị trường tài chính
-
Dựa vào các tín hiệu phân tích kỹ thuật như Boillinger Band, đương Fibonacci
- Chỉ báo dao động giữa mức tối thiểu (Over-Selling) và mức tối đa (Over-Buying), ví dụ như chỉ báo MACD, RSI ...
Top 6 công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính
Dưới đây là top 6 công cụ thiết yếu thường được nhà giao dịch sử dụng trong phân tích kỹ thuật
Nguyên lý Price Action
Nguyên lý Price Action có thể hiểu đơn giản là nguyên lý hành động giá. Đây là những cách mà giá có thể xảy ra tiếp theo dựa trên giá trong quá khứ. Trên thị trường tài chính, việc xác định giá sẽ đi theo chiều hướng như thế nào trong tương lai, mức độ tăng giảm nhiều hay ít rất khó khăn sẽ phụ thuộc vào nguyên lý hành động giá. Nguyên lý này có thể đưa cho chúng ta những manh mối để nhận biết giá chuyển động và phản ứng như thế nào.
Dù đây là thứ tùy thuộc vào quan điểm chủ quan của mỗi người, nhưng nhiều nhà phân tích kỹ thuật đều đồng ý rằng, hành động giá thể hiện rằng giá trong quá khứ sẽ diễn ra theo một khuôn mẫu. Và đặc biệt hơn nó là dấu hiệu để nhận biết xu hướng tiềm năng trong tương lai.
Nghiên cứu hành động giá cần phải xem xét đến hành động của con người trong việc mua bán trên thị trường tài chính. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hành động mỗi khi họ thực hiện mua bán như cảm xúc, lý trí, tình cảm, các mẫu hình giá, các đường xu hướng (trendline)…
Các yếu tố chính của hành động giá (Price action)
– Xu hướng thị trường: Đây là thành phần nổi bật nhất của hành động giá. Một thị trường nếu đang trong xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc đi ngang đều sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua bán của mỗi người. Các mức hỗ trợ (support) và mức kháng cự (resistance) cũng là những nguyên tắc cơ bản.
Mức hỗ trợ là mức giá thấp mà họ nhận thấy giá khó có thể giảm tiếp, mức kháng cự là mức giá cao mà họ nhận thấy giá khó có thể vượt qua được. Những nhận thức trên đều hình thành các hành động giá cho các nhà đầu tư. Từ đó chúng được sử dụng để tìm kiếm, nhận biết các cơ hội trong tương lai.
– Mẫu hình đồ thị: Là những hành động giá đơn giản được hình thành dựa trên những mẫu hình thường hay gặp như lá cờ, vai đầu vai, sóng Elliott,… Khi giá trong quá khứ hình thành nên những mô hình này, nhà đầu tư có thể dự báo những kịch bản về giá trong tương lai từ những mẫu hình đã xảy ra trước đây và xác định được hành động của mình.
Ngoài ra còn nhiều công cụ, chỉ báo khác nhưng các công cụ này không nhất thiết phải sử dụng khi phân tích hành động giá
Giao dịch theo xu hướng (Thị trường)
Xu hướng có 3 loại: Xu hướng tăng (Uptrends), Xu hướng giảm (Downtrends) và Xu hướng đi ngang hay còn được gọi là không có xu hướng.
Trên đồ thị, xu hướng tăng thường có các đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh tiếp theo cao hơn đỉnh trước (ngược lại đối với xu hướng giảm). Xu hướng đi ngang xảy ra khi giá chuyển động qua lại trong một khung nằm ngang hay quanh một biên độ nhất định.
Thời gian là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đối với việc xác định xu hướng. Các khung thời gian khác nhau sẽ cho biết các xu hướng khác nhau. Ví dụ, đồ thị theo ngày có thể chỉ ra xu hướng tăng mạnh, tuy nhiên đồ thị 1 giờ lại cho thấy xu hướng giảm.
Việc xác định xu hướng phụ thuộc vào thời gian mà nhà đầu tư muốn giao dịch. Đối với nhà đầu tư dài hạn, họ có thể bỏ qua những lần điều chỉnh giá trong ngắn hạn như 1 tuần hay 1 tháng. Còn đối với nhà đầu tư lướt sóng, họ sẽ rất chú ý đến xu hướng giao dịch trong 10 phút, 1 giờ hoặc 1 ngày nhằm tìm được mức giá tốt nhất cho bản thân.
Để đưa ra các quyết định mua bán chính xác, các nhà giao dịch cần quan sát kênh xu hướng. Đây là mẫu hình giá được tạo bởi 2 đường thẳng song song, 1 ở phía trên, 1 ở phía dưới. Trong đó giá sẽ nằm trong kênh xu hướng này. Thông thường có 2 loại:
– Kênh xu hướng tăng: Các đường thẳng song song sẽ dốc đi lên, tiếp xúc với các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn. Khi giá chạm đường xu hướng dưới ít nhất 2 lần, đây thường được xem là điểm mua vào. Đường xu hướng phía trên là điểm mà các nhà đầu tư xem xét có thể bán ra.
– Kênh xu hướng giảm: Các đường thẳng song song sẽ dốc đi xuống, tiếp xúc với các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn. Khi giá chạm đường xu hướng trên ít nhất 2 lần, nó chỉ ra rằng giá có thể sẽ quay đầu và giảm.
Dựa theo khoảng Support và Resistance
Mức hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance) là khái niệm rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Trong giao dịch, các nhà đầu tư có thể thấy rằng ở một mức hay vùng giá tương đối thấp. Khi đó cầu mua sẽ tăng mạnh khiến cho giá sẽ tăng lên, từ đó giá bật lên khỏi mức hỗ trợ. Ngược lại, các nhà đầu tư cũng tin rằng khi ở một vùng giá tương đối cao sẽ xuất hiện một áp lực bán mạnh làm cho giá giảm xuống, từ đó giá sẽ rơi khỏi mức kháng cự.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy mức hỗ trợ và mức kháng cự sẽ là những điểm mà thị trường tập trung chú ý để xem xét hành động giá. Việc phá vỡ các mức này là hiện tượng quan trọng, bởi nó sẽ tạo cơ hội cho bất kỳ chiến lược giao dịch nào. Nếu giá bắt đầu tiến gần đến mức kháng cự, nhà đầu tư sẽ quan sát liệu ở mức này áp lực bán có đủ lớn làm giảm giá hay không. Hay nhu cầu mua có tăng mạnh làm cho giá phá vỡ mức kháng cự này không? Đây đều là những thời điểm cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra hành động giá.
Một khía cạnh quan trọng về giá của các nhà đầu tư, đó chính là khuynh hướng chuyển hóa lẫn nhau sau khi chúng bị phá vỡ. Khi một mức kháng cự bị phá vỡ thì mức kháng cự cũ sẽ trở thành mức hỗ trợ mới và ngược lại. Điều này là do các nhà giao dịch tin rằng khi giá phá vỡ các mức này thì sẽ đi vào một vùng giá cân mới, từ đó hình thành các mức hỗ trợ và kháng cự mới.
Chỉ số Moving Average
Đường trung bình di động (MA) là một đường được vẽ trực tiếp trên đồ thị giá, được tính bằng trung bình cộng các mức giá (thường là giá đóng cửa) trong một khoảng thời gian nhất định.
Ở mỗi khoảng thời gian, mức giá trung bình được đánh dấu thành một điểm, nối tất cả các điểm này với nhau sẽ tạo thành một đường trung bình đi kèm với giá.
Để tính đường trung bình di động cần phải xem xét khoảng thời gian của mức giá trước đó. Ví dụ, trên đồ thị ngày, mỗi 1 cây nến thể hiện hành động giá trong 1 ngày. Từ đó đường trung bình động 20 thời kỳ sẽ là bình quân mức giá đóng cửa trong 20 ngày giao dịch trước đó. Trên đồ thị tuần, mỗi 1 nến thể hiện dao động giá trong 1 tuần, đường trung bình động 10 thời kỳ sẽ là bình quân mức giá đóng cửa trong 10 tuần giao dịch trước đó.
Có nhiều dạng khác nhau của đường trung bình động như SMA, EMA và WMA. Tuy nhiên hiện tại đường SMA (đường trung bình động đơn giản) đang được sử dụng phổ biến nhất và vẫn được tiếp tục sử dụng trong tương lai ở tất cả các thị trường tài chính. Những đường SMA cơ bản như MA20 (đường trung bình động 1 tháng), MA50 (đường trung bình động trong ngắn hạn), MA200 được nhiều nhà đầu tư sử dụng như là các mức giá chuẩn và một chỉ báo kỹ thuật quan trọng.
Sự giao nhau (cắt nhau) của các đường MA là một trong những chỉ báo quan trọng trên thị trường. Thông thường sẽ có 2 trường hợp:
– Khi giá cắt lên trên đường MA hoặc đường MA ngắn hạn cắt lên trên đường MA dài hạn thì có thể giá sẽ tiếp tục tăng và đây là cơ hội để mua vào.
– Ngược lại nếu giá cắt xuống đường MA hoặc đường MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn thì có thể giá sẽ tiếp tục giảm và là cơ hội để thực hiện bán khống.
Mục tiêu của chiến lược giao dịch dựa vào sự giao nhau của đường MA là tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường có xu hướng. Do đó hạn chế của phương pháp này đó chính là khó có thể sử dụng khi thị trường đi ngang (không có xu hướng). Các tín hiệu giao nhau của đường MA trong khi không có xu hướng thường rất yếu, tạo ra các chuyển động răng cưa làm cho các đường MA cắt nhau liên tục.
Ngoài ra, vì đường MA được tính dựa trên giao dịch của những ngày trước đó, vì thế chúng luôn có độ trễ. Giá sẽ luôn đi trước đường trung bình nên đây là khuyết điểm lớn nhất làm cho đường MA không phải là tín hiệu tốt để dự báo về khả năng thay đổi xu hướng của thị trường. Tuy nhiên đây ko phải là điều làm cho đường trung bình mất đi tính hữu ích của nó.
Bên cạnh việc xác định xu hướng, đường MA thường được sử dụng như một mức hỗ trợ hoặc kháng cự động giống như 1 đường xu hướng. Tuy nhiên, có một điểm khác chúng là đường cong. Trong một xu hướng tăng, giá sẽ thường nằm trên đường MA, và khi giá chạm đường MA sẽ bật lên, đường MA được sử dụng như một mức hỗ trợ tin cậy. Những lần giá chạm đường MA sẽ là tín hiệu để các nhà đầu tư mua vào. Ngược lại, nếu xu hướng giảm thì đây sẽ là tín hiệu bán ra. Đường SMA20 được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật.
Nguyên lý Fibonacci
Hiện nay, các ứng dụng dựa trên nguyên lý Fibonacci đã trở thành một công cụ phân tích kỹ thuật chuẩn gần như trong tất cả các phần mềm đồ thị tài chính.
Mục đích cơ bản nhất của phân tích Fibonacci là xác định các khu vực tiềm năng khi xuất hiện sự thoái lùi.
Tất cả các thị trường tài chính đều có giai đoạn giá chuyển động theo xu hướng, hoặc là theo hướng tăng hoặc là có chiều hướng giảm. Mặc dù vậy nhưng luôn có một khoảng thời gian giá bị hiệu chỉnh hay còn gọi là thoái lùi, tức giá chuyển động theo xu hướng ngược lại. Đây là một điều dễ hiểu bởi theo tính chất của thị trường tài chính thì giá không chỉ chuyển động theo một hướng cố định trong tất cả mọi thời điểm.
Trong trường hợp xảy ra hiện tượng thoái lùi này, luôn luôn có các đợt giá điều chỉnh khi xu hướng tăng và các đợt giá hồi phục trong xu hướng giảm. Các hành động giá này tạo một thuận lợi nhất định nhằm tham gia giao dịch theo xu hướng chính. Ví dụ các nhà giao dịch sẽ có mục đích chính là mua thấp và bán giá cao trong một xu hướng tăng và ngược lại.
Thông thường Fibonacci được phân chia như sau:
– Fibonacci vạch: Hầu hết các nhà giao dịch sử dụng mức vạch Fibonacci phổ biến nhất là 38,2%, 50% và 61,8%. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng nghiên cứu và sử dụng các tỷ lệ phần trăm khác là 23,6% và 76,4%. Các tỷ lệ phần trăm này thường được dùng bởi các nhà giao dịch nhằm xác định vị trí bật lên trong hành động giá mong muốn nhằm tham gia vào xu hướng khi có sự thoái lùi.
– Fibonacci mở rộng: Đây là công cụ thường được dùng trong mẫu hình tam giác. Trong đó sau khi mẫu hình tam giác bị phá vỡ thì cũng là lúc những nhà giao dịch tìm kiếm mục tiêu giá tiềm năng.
– Fibonacci quạt: Là công cụ tương đối phổ biến vẽ một “chiếc quạt” gồm ba đường chéo từ đáy đến đỉnh của một sóng tăng hoặc giảm, thể hiện các mức chống đỡ và khả năng kháng cự động tiềm năng.
– Fibonacci vòng cung: Mặc dù cách vẽ tương tự như Fibonacci quạt nhưng cách sử dụng Fibonacci vòng cung rất khó vì chúng còn tùy thuộc việc lựa chọn tỷ lệ cho đổ thị.
Sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott dựa theo quy luật nhân quả đế tạo nên các mẫu hình có thể được nhận diện và dự báo. Các mẫu hình này được mô tả dưới dạng sóng, đơn giản là các chuyển động giá có hướng trên thị trường tài chính.
Một chu kỳ hành động giá bao gồm hai loại sóng. Dạng sóng đầu tiên được gọi là sóng đẩy và bao gồm năm sóng nhỏ bên trong tạo nên một xu hướng tăng. Dạng sóng thứ hai được gọi là sóng điều chỉnh và bao gồm ba sóng bên trong tạo nên một xu hướng giảm, hoặc chuyển động ngược xu hướng chính, hoặc hiệu chỉnh.
Lý thuyết sóng Elliott cũng sử dụng một số công cụ thuộc các lĩnh vực khác trong phân tích kỹ thuật. Các công cụ này bao gồm một số mẫu hình đổ thị cơ bản như mô hình cái nêm (wedge), mẫu hình tam giác (triangle) và kênh xu hướng song song (parallel trend channel). Đối với khái niệm các kênh xu hướng, lý thuyết sóng Elliott cho rằng hành động giá có xu hướng thường tuân theo kênh.
Một khái niệm quan trọng khác của lý thuyết sóng Elliott là sự hoán đổi (alteration). Đây là hiện tượng mà các sóng có cấu trúc tương đồng, chẳng hạn như các sóng điều chỉnh 2 và 4 trong mẫu hình năm sóng, thường có sự khác biệt và hoán đổi nhau trong tính phức tạp của sóng.
Đối với những nhà đầu tư và nhà giao dịch mới vào nghề thì những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết sóng Elliott có thể phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, nếu một nhà giao dịch am hiểu nghệ thuật đếm sóng thì đó sẽ có một bước tiến lớn trong việc nghiên cứu cấu trúc thị trường tài chính. Đặc biệt quan trọng hơn có lẽ là đưa ra các dự báo chính xác về xu hướng thị trường.
Làm thế nào để sử dụng hiệu quả công cụ phân tích thị trường?
Một câu hỏi vô cùng lớn đối với các nhà giao dịch: “Làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất công cụ phân tích thị trường?” Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm lựa chọn phương pháp cũng như chiến lược đầu tư của mỗi nhà giao dịch. Thêm vào đó, cùng với quy mô giao dịch phù hợp so với tổng giá trị tài khoản giao dịch, việc giới hạn và chấp nhận rủi ro cũng là một cách cho phép nhà giao dịch tồn tại lâu dài trong quá trình đầu tư.
Chọn lựa phương pháp, chiến lược giao dịch phù hợp với bản thân
Mỗi nhà giao dịch sẽ có phong cách và tư duy đầu tư khác nhau. Hơn nữa, không có một quy tắc chung trong việc lựa chọn chiến lược nào là đúng hoàn toàn. Chính vì thế, lựa chọn một phương pháp đầu tư phù hợp với tính cách bản thân mình là một chiến lược thông minh và giúp bạn trụ vững lâu dài trên thị trường.
Một điểm rất quan trọng trong chiến lược giao dịch là bạn cần kiên định với chiến lược mà bạn đã lựa chọn ban đầu. Việc thống nhất trong phong cách giao dịch là một cách nhanh nhất dẫn đến sự nhất quán trong kết quả và đạt được lợi nhuận cao nhất. Việc nóng vội và thay đổi phong cách giao dịch nhanh chóng là một nhược điểm dễ thấy ở các nhà giao dịch mới tham gia thị trường.
Hơn nữa, bạn cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái và không được tạo áp lực cho bản thân khi gặp thất bại. Đây là một điều dễ hiểu bởi không có ai là luôn luôn thành công mà chưa từng trải qua thất bại. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa bạn luôn luôn phải theo đuổi chiến lược đề ra ban đầu mặc dù biết đó sai lầm. Chính vì thế bạn cần giữ cho mình một cái đầu lạnh để đưa ra những quyết định đúng đắn nhé.
Quản lý rủi ro và lợi nhuận
Thông thường, với cùng một khoản đầu tư nhà đầu tư ngại rủi ro sẽ có yêu cầu mức đền bù rủi ro tương ứng (tức lợi nhuận kỳ vọng) lớn hơn thì họ mới chấp nhận đầu tư và ngược lại. Bởi vậy, sẽ là thiếu sót cực kỳ lớn nếu không quan tâm đến quản trị dòng tiền và kiểm soát rủi ro trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính.
Mục tiêu ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các nhà giao dịch là bảo vệ thành công nguồn vốn. Hay nói các khác là không bao giờ để tồn tại một khoản lỗ lớn có thể xóa sạch toàn bộ nguồn vốn giao dịch đang có.
Hơn nữa, các nhà quản trị cũng quan tâm đến khả năng quản lý rủi ro đầu tư thông qua tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro tối ưu. Tỷ lệ này có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng lợi nhuận kỳ vọng và mức dừng lỗ. Các chỉ tiêu này được tính toán cụ thể thông qua sử dụng linh hoạt các khái niệm trong phân tích kỹ thuật.
Nhà đầu tư nên kết thúc ngay các giao dịch khi thị trường đang có xu hướng chứng tỏ chiến lược vạch ra ban đầu trước khi giao dịch là sai. Điều này đồng nghĩa với việc nên đặt lệnh dừng lỗ tại một mức giá nhất định hay trong một khoảng cách giá cụ thể. Hơn nữa, do mức thua lỗ có thể xác định một cách dễ dàng thông qua tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro nên cũng dễ quyết định thực hiện giao dịch hay không.
Tạm kết
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được phần nào về các công cụ trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính. Hy vọng những thông tin mà Tuduyinvest.com vừa cung cấp sẽ đem lại cho bạn những cái nhìn thật chính xác về đầu tư trên thị trường tài chính và giúp bạn chủ động đưa ra các quyết định đúng đắn khi giao dịch. Chúc bạn thành công!
6 responses to “Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính – Học để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính”
Nội dung bài viết rất thực tế, cập nhật đầy đủ kiến thức chuyên môn 👍👍👍
[…] về phân tích kỹ thuật tỷ giá Bitcoin Vault từ đầu năm 2020 đến 2021, nhìn tỷ giá Bitcoin Vault giảm mạnh […]
[…] các kiến thức trong lĩnh vực tài chính, cộng thêm kinh nghiệm đầu tư và phân tích kỹ thuật thị trường vi mô và vĩ mô. Chẳng hạn như Copy trade. Đây là một hình thức […]
[…] thua lỗ lớn hay cháy tài khoản nếu chọn sai thời điểm giao dịch. Do đó, ngoài những kỹ năng giao dịch và công cụ phân tích thị trường thì việc chọn lựa thời điểm giao dịch là điều khá quan trọng trong chiến […]
[…] hướng giá tăng/giảm và 30s sau là kết quả. Việc của nhà đầu tư là dựa vào phân tích biến động giá để đưa ra nhận định và giao […]
[…] Do đặc tính của phương thức giao dịch, nhà đầu tư mới thường nhầm lẫn giữa hai loại hình thức giao dịch này. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại hình giao dịch cũng như cách thức ứng dụng những công cụ phân tích kỹ thuật trong giao dịch. […]