Chứng khoán phái sinh là gì? So sánh chứng khoán phái sinh trong nước và quốc tế

chứng khoán phái sinh là gì
Nội dung dưới đây sẽ giải thích cho nhà đầu tư mới khái niệm về chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh trong nước khác gì so với chứng khoán phái sinh quốc tế? Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin như trên hãy theo dõi bài viết này.

Nội dung bài viết

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là công cụ được phát hành trên cơ sở những tài sản sẵn có như trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất và chỉ số thị trường. Chứng khoán phái sinh được tạo ra với mục tiêu giảm thiểu rủi ro, bảo vệ và tạo ra lợi nhuận.

chứng khoán phái sinh là gì?

 

Hiểu đúng về chứng khoán phái sinh

Hiểu đơn giản, chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư đặt cược vào một loại tài sản cơ sở cho rằng giá trị của chúng sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai. Lợi nhuận sẽ thu được khi bạn có thể nhận diện và đón đầu xu hướng phát triển của thị trường.

Ví dụ minh họa:

Chứng khoán phái sinh
Ví dụ minh họa về CKPS

Vào ngày 1.4 ông A và ông B thỏa thuận hợp đồng mua 100kg gạo của ông A với mức giá 15.000đ/kg trong tháng tới. Tuy nhiên, sau 1 tháng trôi qua (tức ngày 30.4) mức giá gạo biến động tăng lên 20.000đ/kg. Nhưng theo như hợp đồng thỏa thuận từ tháng trước nên ông A vẫn phải bán gạo với mức giá 15.000đ/kg cho ông B. Lúc này người được hưởng lợi chắc chắn thuộc về ông B.

Hợp đồng thỏa thuận tương lai giữa ông A và ông B được coi là một dạng của chứng khoán phái sinh.

Đặc điểm của chứng khoán phái sinh

Trong khoảng thời gian ký kết hợp đồng, bên mua và bên bán phải cảm kết thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ như đã kê khai trên bản hợp đồng. Thời hạn của sản phẩm thuộc quyền hạn của các bên tham gia.

Lợi nhuận thu về cao, song bên cạnh đó vấn đề rủi ro không hề lớn. Chứng khoán phái sinh thường sử dụng đòn bẩy tài chính lớn nên bạn có thể thu về lợi nhuận rất nhiều so với số vốn bạn bỏ ra. Ngược lại nếu bạn tính toán sai, đòn bẩy tài chính có thể khiến bạn lỗ nhiều hơn so với số vốn ban đầu.

Dạng đầu tư vào sự biến động của giá trị tài sản trong tương lai. Không phải đầu tư trực tiếp vào tài sản cụ thể.

Giao dịch chứng khoán phái sinh

Thực chất giao dịch chứng khoán phái sinh là giao dịch các hợp đồng tài chính. Trong hợp đồng quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên với mức giá và thời gian phải được xác định trước. Chứng khoán phái sinh dựa trên tính đa dạng hóa về thỏa thuận.

Bài viết tham khảo: 

Dựa vào nhu cầu của thị trường, chứng khoán phái sinh được phân chia thành 5 dạng hợp đồng phổ biến như dưới đây:

Chứng khoán phái sinh

 

Phân loại hợp đồng phái sinh trên thị trường

Hợp đồng tương lai (Futures)

Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán của một loại tài sản được định giá trong tương lai. Dạng hợp đồng ràng buộc người mua và người bán trao đổi một tài sản tại mức giá và vào thời gian nào đó trong tương lai. Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa và niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung.

Ví dụ: Vào ngày 6 tháng 11 năm 2021, công ty A đã giao dịch hợp đồng tương lai dầu với mức giá 62 USD/thùng đến ngày 19 tháng 12 năm 2021. Công ty làm điều này bởi vì họ cần đến dầu vào tháng 12 và lo ngại rằng giá dầu sẽ tăng lên trước khi công ty cần mua. Giả sử giá dầu tăng lên 80 USD mỗi thùng vào ngày 19 tháng 12 năm 2021. Trong trường hợp này, một bên có lợi từ hợp đồng, bên còn lại không. Nếu giá dầu tăng từ 62 USD lên 80 USD thì người giao dịch ở vị thế dài hạn hay người mua có thể thu về 18 USD. Còn người ở vị thế ngắn hạn hay người bán có thể mất 18 USD.

Ở trong ví dụ nên cả người mua và người bán đều kiểm soát được rủi ro mà họ nhận được. Công ty A cần dầu trong tương lai và muốn loại bỏ nguy cơ giá dầu sẽ tăng vào thời gian tới với vị thế hợp đồng dài hạn. Ngược lại, người bán lại quan tâm về vấn đề giá dầu sẽ giảm và muốn xóa bỏ nguy cơ đó bằng việc bán với hợp đồng tương lai ở vị thế ngắn hạn.

Hợp đồng chênh lệch (Contract For Difference)

Hợp đồng chênh lệch CFD là một dạng giao dịch phái sinh phổ biến. Nhà giao dịch có thể suy đoán về sự tăng hay giảm giá của cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và kiếm lời từ biến động giá của tài sản cơ sở.

Hợp đồng chênh lệch xuất hiện trên 3000 thị trường. Tính linh hoạt (không có ngày đáo hạn) và tự điều chỉnh quy mô của hợp đồng để tương thích với khả năng quản lý rủi ro đã khiến cho ngày càng nhiều nhà đầu tư lựa chọn CFD để giao dịch.

Bài viết tham khảo: 

Hợp đồng quyền chọn (Option)

Chứng khoán phái sinh

 

Đặc tính hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn khá giống với hợp đồng tương lai rằng cả 2 đều cần sự thỏa thuận về kỳ hạn và định giá. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở quyền chọn. Người mua không được phép thực thi việc mua hay bán. Tức là một bên có quyền đưa ra yêu cầu bên kia phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

Hợp đồng ký hạn cũng tương tự như hợp đồng tương lai. Chúng chỉ được giao dịch với những loại cổ phiếu đã phát hành nhưng chưa niêm yết và giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn, bên mua và bán có thể điều chỉnh được điều khoản, quy trình thanh toán. Vì sản phẩm giao dịch là cổ phiếu chưa niêm yết nên cả hai bên đều mang đến rủi ro khá lớn.  

Hợp đồng hoán đổi (Swaps)

Hoán đổi là một loại hợp đổng phổ biến của chứng khoán phái sinh thường được sử dụng để trao đổi dòng tiền. Tức là hai bên thỏa thuận việc hoán đổi quyền sở hữu dòng tiền cho nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng sẽ quy định rõ ràng về thời điểm và phương pháp tính toán cụ thể.

Thực trạng chứng khoán phái sinh trong nước

Thị trường chứng khoán phái sinh còn khá mới so với các trader Việt. Tại Việt Nam, hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết trên thị trường Việt Nam. Chứng khoán phái sinh trong nước cung cấp 2 dòng sản phẩm, cụ thể là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ (HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm và HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm).

Chứng khoán phái sinh

 

Khối lượng giao dịch HĐTL VN30

Hiện nay, Hợp đồng tương lai VN30 đang giữ vững ổn định về tính thanh khoản cao. Mặc cho những trở ngại bởi đại dịch nhưng khối lượng giao dịch bình quân của HĐTL VN30 vẫn cán mốc con số 160.000 hợp đồng/phiên. Không dừng lại ở đó, trong 7 tháng đầu năm vừa qua (2021) kỉ lục giao dịch mới được xác định với 403.266 hợp đồng vào phiên giao dịch ngày 12/7/2021.

Dòng sản phẩm TPCP có tính thanh khoản chưa cao. Mặc dù vậy, trong tương lai HĐTL TPCP vẫn được các chuyên gia kì vọng sẽ trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất đạt hiệu quả cao trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán phái sinh

 

So sánh KLGD HĐTL chỉ VN30 và OI HĐTL

Sau vài năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh trong nước đã có nhiều khởi sắc, vượt xa các kỳ vọng đặt ra. Với thời gian hoạt động còn khá ngắn so với các nước trên thế giới. Do đó, thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bằng chứng cho thấy 95% nhà đầu tư là cá nhân và mỗi ngày sẽ có thêm 153 tài khoản chứng khoán được thiết lập.

Chứng khoán phái sinh quốc tế

Chứng khoán phái sinh

 

Thực trạng chứng khoán phái sinh quốc tế

Cơ chế hoạt động chứng khoán phái sinh quốc tế tương tự như chứng khoán phái sinh trong nước. Vẫn là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng xác nhận quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với việc chuyển giao và thanh toán tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh được niêm yết và giao dịch trên các sàn môi giới và Sở giao dịch Chứng khoán các nước.

Hàng năm có hàng tỷ công cụ phái sinh được giao dịch trên thị trường quốc tế. Châu Á Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mỹ là các thị trường lớn nhất cho giao dịch phái sinh. Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đóng góp hàng trăm triệu đô la mỗi năm cho các sàn giao dịch.

Hướng dẫn chơi chứng khoán phái sinh

Bản chất giao dịch trên thị trường phi tập trung – nơi hội tụ các nhà môi giới cung cấp đa dạng các loại hợp đồng phái sinh. Để tham gia vào cuộc chơi này, trước hết bạn cần có một tài khoản giao dịch.

🔶Mở tài khoản phái sinh

  • Mở trực tiếp tại các công ty chứng khoán.
  • Đăng ký online trên website chính thức của công ty chứng khoán.
  • Sau khi đăng ký thành công, nhà đầu tư tiến hành ký quỹ vào tài khoản theo tỷ lệ quy định ở mỗi cơ sở.
  • Tiến hành giao dịch trên thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn sản phẩm phái sinh mình thấy được tiềm năng phát triển.

🔶Cách mua bán chứng khoán phái sinh

  • Nếu bạn tham gia thị trường với mong muốn bán tài sản cơ sở thì bạn cần tìm đến những người đang có nhu cầu mua chúng. Ngược lại với những người muốn mua thì cần tìm đến những người đang sở hữu, thương lượng và ký kết hợp đồng.
  • Thực hiện mua bán chứng khoán phái sinh trực tiếp trên ứng dụng hoặc website của công ty.
  • Đặt lệnh mua/bán sau đó thực hiện ký quỹ và thanh toán.

Lưu ý: Nếu bạn không ký quỹ hay ký quỹ không đủ thì sẽ không giữ được vị thế trong hợp đồng tương lai.

Kinh nghiệm giao dịch chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh không phải công cụ xác nhận quyền sở hữu tài sản cơ sở mà là cam kết về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của các bên tham gia đối với tài sản vào thời điểm đã xác định trước trong tương lai. Dù là đầu tư ở đâu thì cũng cần tích lũy kinh nghiệm và thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng.

Chứng khoán phái sinh

 

Kinh nghiệm giao dịch CKPS

  • Theo dõi những thông tin trong ngày quan trọng cần cập nhật như giá thị trường hiện tại, phí bảo hiểm, ngày hết hạn hợp đồng…
  • Tìm hiểu kỹ hợp đồng trước khi giao dịch. Nắm rõ những nguyên tắc cơ bản và sử biến chuyển động tài sản trước khi tiến hành giao dịch.
  • Hãy bắt đầu với khoản đầu tư nhỏ để làm quen. Kỳ vọng ngắn hạn sẽ là mối nguy hại lớn nếu như không nắm rõ quy trình.
  • Sử dụng đòn bẩy một cách cẩn thận. Con dao 2 lưỡi này có thể cứu mà cũng có thể hại chính bạn.
  • Việc bổ sung thêm kiến thức về giao dịch cũng là yếu tố tiên quyết giúp bạn vừa phát triển kỹ năng vừa giúp cho quá trình đầu tư thuận lợi.

Chứng khoán phái sinh khác gì chứng khoán cơ sở?

Đặc điểm Chứng khoán phái sinh Chứng khoán cơ sở
Đòn bẩy tài chính ✔️ ✖️
Phần trăm lợi nhuận/thua lỗ Cao Trung bình
Số lượng cổ phiếu niêm yết Không giới hạn Kiểm soát chặt chẽ số lượng cổ phiếu phát hành
Thời điểm thanh toán Tại thời điểm xác định trước trong tương lai Ngay sau khi giao dịch
Khả năng sinh lời Khả năng kiếm lời với cả 2 trường hợp đi lên hoặc xuống Phát sinh lợi nhuận khi thị trường đi lên
Số tiền cần để giao dịch Một phần giá trị chứng khoán phái sinh Tổng giá trị chứng khoán muốn mua

Chứng khoán phái sinh

 

Sự khác biệt rõ ràng CKPS và CKCS

➡️Thông qua bảng so sánh trên, các bạn cũng có thể thấy chứng khoán phái sinh có nhiều đặc tính vượt trội hơn so với thị trường chứng khoán cơ sở. Lượng tài sản mua có thể bằng nhau nhưng mức kỹ quỹ và đòn bẩy mà chứng khoán phái sinh cho ra tỉ suất lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với chứng khoán cơ sở.

➡️Đi kèm với tỉ suất lợi nhuận cao thì tỉ lệ thua lỗ cũng không ít trên thị trường này. Do vậy trước khi đầu cơ vào đây nhà đầu tư cần tìm hiểu thật rõ cơ chế hoạt động của nó cùng với việc thực hiện với những giao dịch nhỏ lẻ.

Tạm kết

Thị trường vô cùng tiềm năng dành cho các nhà đầu tư. Chứng khoán phái sinh chính là con mồi béo bở hứa hẹn sẽ mang đến nhiều của cải đáng gớm trong tương lai. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn hiểu hơn về “Chứng khoán phái sinh là gì” và hiểu được cách giao dịch cơ bản trên thị trường.

Trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp mỗi ngày cùng Tuduyinvest nhé!

Bài viết tham khảo:

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: