CAPEX (capital expenditure) – một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với thị trường đầu tư kinh doanh kỷ nguyên 4.0. Sự xuất hiện của CAPEX khiến công cuộc kinh doanh trở nên thuận lợi và vững bền trong giới đầu tư. Những kinh nghiệm dành cho “newbie” khi mới bước vào kinh doanh và tìm hiểu về Capital Expenditure là gì sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây của Tuduyinvest.com!
Capital Expenditure là gì?
Capital Expenditure viết tắt là CAPEX – được dịch sang tiếng Việt là chi phí tài sản cố định. CAPEX là khoản chi phí, chi trả cho những vật liệu hay tài sản cố định của công ty/doanh nghiệp. Chi phí tài sản này được dùng duy nhất vào 3 mục đích chính là: mua sắm, nâng cấp máy móc và duy trì năng suất lao động cho công ty
Không những vậy, đôi khi Capital Expenditure còn được dùng để đầu tư những dự án mới của công ty giúp tăng phạm vi hoạt động của công ty. Capital Expenditure là loại chi phí quan trọng thường được phê duyệt thông qua những cuộc họp hội đồng quản trị hay những cuộc họp cổ đông
Capital Expenditure sẽ bao gồm: sửa chữa tài sản cố định để làm tăng tuổi thọ của tài sản, mua sắm tài sản cố định vô hình hoặc hữu hình để đem về nguồn thu cho công ty và nâng cấp tài sản cố định nhằm tăng hiệu quả về năng suất lao động. Tương tự, nhà đầu tư có thể xem xét qua những khoản đầu tư dưới đây:
– Phương tiện đi lại cho ban điều hành và công nhân
– Đầu tư thiết bị máy móc mới: máy tính, máy in, điều hòa, máy đóng gói, lắp ráp…
– Tài sản vô hình: giấy phép, bằng sáng chế…
– Mua đất hoặc xây công trình
– Mua dây chuyền sản xuất mới
Khi nhìn vào Capital Expenditure, người đọc biết điều gì?
Những bản báo cáo về CAPEX cho các bạn biết được doanh nghiệp hiện tại đang sở hữu bao nhiêu tài sản cố định để duy trì hoạt động. Người xem còn có thể nhận thấy được dòng tiền đầu tư lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào.
Chỉ số CapEx lớn hơn 1 thể hiện rằng mọi hoạt động mà doanh nghiệp tạo ra đang được đảm bảo với một số vốn cần thiết. Ngược lại, tỷ lệ CapEx nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đang có vấn đề về tài chính.
Ví dụ về Capital expenditure
VD1: Công ty có thể mua ô tô để phục vụ cho những hoạt động đi lại hoặc đón tiếp đối tác, số tiền mua ô tô đó được chi tiêu vào tài sản cố định
VD2: Bảo dưỡng lại thiết bị máy in, máy fax hay hàng loạt những thiết bị công nghệ của doanh nghiệp cũng được dùng vào chi phí tài sản cố định
VD3: Công ty đầu tư thêm vào lĩnh vực bất động sản nhằm mở rộng quy mô trong tương lai, số tiền đầu tư đó cũng được dùng vào chi phí tài sản cố định
Các loại Capital Expenditure
Dựa trên phân loại đối tượng đầu tư vào tài sản cố định, người ta phân chia ra làm 2 loại Capital Expenditure:
Chi phí tài sản cố định bảo trì (CAPEX bảo trì) | Chi phí tài sản cố định mở rộng (CAPEX đầu tư) |
Chi phí cố định sẽ được dùng vào mục đích sửa chữa và khắc phục tình trạng suy giảm, hao mòn của tài sản cố định hiện có Chi phí tài sản cố định này bắt buộc phải thanh toán bởi nó sẽ làm gián đoạn bộ máy hoạt động của công ty. Chi phí tài sản cố định bảo trì luôn được phân bổ một số tiền nhất định | Chi phí tài sản cố định mở rộng là đầu tư để nâng tầm và mở rộng công ty Việc này thường là mua tài sản cố định mới để có thể đạt được doanh thu và năng suất cao hơn |
Mẫu Excel cách tính Capital expenditure
Cách tính
CAPEX = Tài sản ròng, nhà máy, thiết bị năm T – Tài sản ròng, nhà máy, thiết bị năm T-1 + Khấu hao năm T
Rút gọn công thức: CAPEX = Δ PP & E + Khấu hao hiện tại
Δ PP & E: giao động/sự thay đổi trong tài sản ròng và nhà máy thiết bị của năm trước năm sau
Các bước tính chỉ số CAPEX:
Bước 1: Xác định số dư danh mục tài sản tại thời điểm hiện tại như thiết bị máy móc, cơ sở vật chất nhà máy.
Bước 2: Xác định số dư PP&E trước kỳ.
Bước 3: Căn cứ vào mức độ chênh lệch để tính được mức độ chênh lệch của 2 thông số trên.
Ví dụ: Công ty bạn đang sở hữu tài sản ròng, nhà máy và thiết bị là 800 vào năm 2021. Nhưng tài sản ròng, nhà máy và thiết bị vào năm 2020 là 500. Tính riêng các khoản khấu hao trong năm 2021 là 100. Vậy chi phí tài sản cố định trong năm 2021 là bao nhiêu?
Áp dụng công thức trên: CAPEX = 800 – 500 + 100 = 400
Mẫu tính Excel
Bảng mẫu tính chi phí tài sản cố định mẫu:
Capital expenditure vs Operating expenditure?
Sơ lược về Operating expenditure
Operating Expenditure được viết tắt là OPEX còn gọi là chi phí hoạt động hay chi phí vận hành. Đây là chi phí chi trả cho những hoạt động kinh doanh như tiền thuê nhà, chi phí tồn kho hay lương thưởng nhân viên. Chi phí hoạt động được thực hiện khấu trừ thuế hoàn toàn trong năm
Chi phí hoạt động vô cùng cần thiết và mang tính cấp bách cho doanh nghiệp. Có rất nhiều loại chi phí được bao gồm trong chi phí doanh nghiệp, chẳng hạn như:
§ Lương, thưởng của quản lý hoặc nhân viên các bộ phận trong công ty
§ Tiền thuế hóa: thuế tiền lương, thuế tài sản…
§ Quảng cáo hoặc thuê Marketing
§ Bảo hiểm
Phân biệt giữa chi phí tài sản cố định (CAPEX) và chi phí hoạt động (OPEX)
CHI PHÍ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (CAPEX) | CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (OPEX) | |
Định Nghĩa Cơ Bản | Chi phí sử dụng cho những hoạt động đầu tư hoặc mua tài sản hữu hình/vô hình. | Hoạt động chi tiêu liên tục để duy trì hoạt động của tài sản cố định. |
Khoản Chi | Các chi phí phát sinh của doanh nghiệp khi mua tài sản nhằm mục đích tạo doanh thu cho doanh nghiệp trong tương lai. | Những chi phí thông thường, cần thiết và được phổ biến trong kinh doanh thương mại. |
Kế Toán | Chi phí tài sản cố định cần một lượng chi trả lớn vì thường sẽ là những thiết bị máy móc đắt tiền. | Chi phí hoạt động thường phát sinh định kì để đảm bảo hoạt động phát triển được trơn tru, mượt mà. |
Lợi Nhuận | Lợi nhuận kiếm được khi phát sinh chi phí tài sản cố định thường trong thời gian rất chậm nhưng về lâu về dài thì vô cùng nhiều. | Lợi nhuận kiếm được khi phát sinh chi phí hoạt động được thực hiện trong thời gian ngắn. |
Nguồn Tài Chính | Đặc thù của chi phí tài sản cố định là cần chi tiêu một khoản tiền lớn nên sẽ cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức cho vay như ngân hàng. | Chi phí hoạt động sẽ lấy trực tiếp nguồn tài chính từ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Dù thường xuyên phát sinh nhưng chi phí phải trả cho hoạt động không cao. |
Ví dụ | Đầu tư vào mua máy móc mới, mua đất hay mua tài sản sở hữu trí tuệ…Nếu bạn đang kinh doanh bất động sản thì mái nhà mới cho tòa nhà sẽ là khoản chi capital expenditure. | Tiền lương, tiền hóa đơn điện nước, chi phí nghiên cứu, phí thiết kế…Tương tự, dịch vụ lau cửa sổ cho tòa nhà bạn đầu tư sẽ được cho là operating expenditure. |
Capital expenditure đóng vai trò gì đối với doanh nghiệp?
Capital Expenditure là nhân tố xác định chu kỳ sống cho tương lai của doanh nghiệp
- Hiệu quả lâu dài: Khi đầu tư vào chi phí tài sản cố định có nghĩa là công ty đó đang mở rộng quy mô và khả năng phát triển. Hơn thế, capital expenditure còn ảnh hưởng đến năng suất vận hành của công ty
- Tầm nhìn quan trọng: Capital Expenditure là bảng cân đối kế toán cho thấy lượng tài sản cố định hiện có dưới dạng khoản đầu tư là bao nhiêu để nắm bắt được tiềm năng/khả năng của công ty đó có mạnh hay không. Đây là chỉ số được giám sát chặt chẽ nhất bởi nó biểu thị trạng thái hoạt động của công ty
Capital expenditure tăng/ giảm nói lên điều gì?
Warren Buffet đã từng đưa ra lời khuyên rằng không nên đầu tư vào những công ty yêu cầu CAPEX cao
Với những nhà đầu tư chứng khoán hay cổ phiếu doanh nghiệp rất cần những dữ liệu liên quan đến vốn hóa để căn cứ quyết định đầu tư. Bởi chi phí capital expenditure có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình duy trì tài sản của công ty, do đó khi chỉ số chi phí tăng hoặc giảm cũng có thể nhận thấy được trạng thái của công ty. Do đó, cần dựa vào những chỉ số về CAPEX để lựa chọn phương án đầu tư đảm bảo an toàn
Capital Expenditure tăng khi:
– Doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh, muốn mở rộng quy mô phát triển thông qua việc đầu tư bất động sản, chứng khoán, cổ phiếu
– Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động cần chi tiêu nhiều thiết bị để vận hành
– Tốc độ tăng trưởng của công ty vô cùng nhanh
– Cũng có nghĩa là công ty đang đối mặt với nhiều khoản đầu tư liên tục
Capital Expenditure giảm khi:
– Mặc dù, doanh nghiệp phát triển khi chi phí tài sản cố định tăng nhưng không có nghĩa là khi chi phí giảm thì doanh nghiệp đang không phát triển
– Doanh nghiệp đang ở trạng thái cân bằng, ổn định
Những thách thức đối với Capital Expenditure
Khó dự đoán chi phí: Không một doanh nghiệp nào có thể dự đoán chắc chắn con số chính xác khi đầu tư vào chi phí cố định bởi việc đầu tư thua lỗ có thể xảy ra
Tính toán chi phí khó khăn: Các chuyên gia cần đo lường, ước tính những khoản chi liên quan để tránh thâm hụt ngân sách của công ty
Tạm kết
Như vậy, thông qua bài viết trên bạn đọc đã nắm được những kiến thức cơ bản về “Capital Expenditure là gì”. Hy vọng với những thông tin đó, bạn sẽ có được những hiểu biết về cách thức vận hành và hoạt động của chi phí tài sản cố định, tránh nhầm lẫn với những hoạt động chi phí doanh nghiệp khác. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và chúc các bạn thành công!