Call Margin là gì? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với Margin trong Forex?

call margin
Call Margin được gọi là lệnh dừng ký quỹ. Một trong những biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và ngăn ngừa những rủi ro khi giao dịch. Tuy nhiên, có rất nhiều trader vẫn chưa thật sự hiểu rõ về Call Margin là gì? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với Margin trong Forex? Cùng Tuduyinvest đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

Call Margin là gì?

Margin Call (lệnh dừng ký quỹ) là thuật ngữ chỉ sự thông báo của công ty chứng khoán đối với các nhà đầu tư đã vay tiền để mua chứng khoán khi chứng khoán của họ bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo của nhà đầu tư. Khi nhận Call Margin, nhà đầu tư cần nộp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán bớt chứng khoán, sao cho tỷ lệ vay Margin được duy trì ở ngưỡng cho phép. 

call margin là gì

Call Margin là gì? 

Tùy thuộc vào quy định, mỗi công ty chứng khoán hoặc sàn giao dịch lại có quy định khác nhau về Call Margin. Thông thường, tài khoản bị Call Margin khi tỷ lệ Giá trị thực/ Tổng giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ quy định.

Ảnh minh họa

Ví dụ: Khi nhà đầu từ A muốn mua 1.000 cổ phiếu của công ty X, có trị giá 400 triệu đồng. Nhưng vốn hiện tại của A chỉ có 200 triệu. Vì thế, nhà đầu tư A quyết định mua ký quỹ tại Công ty chứng khoán M với tỷ lệ đòn bẩy 1:2 và mức Call Margin được quy định là 30%. 

Sau vài tuần, giá trị cổ phiếu mà A mua vào giảm xuống 40%. Tức là, tổng tài sản của A chỉ còn 240 triệu. Trừ đi phần ký quỹ 200 triệu đồng. Số tiền còn lại là 40 triệu đồng.

Giá trị thực / tổng tài sản của A hiện tại nhỏ hơn mức 30% được quy định, tương đương 40/240= 16, 7%. Tài khoản của A sẽ bị Call Margin.

Ảnh minh họa

Để kiểm soát các rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải, công ty hoặc sàn giao dịch chứng khoán sẽ thay đổi chính sách cho vay và tỷ lệ Call Margin tùy vào từng thời điểm. Nếu thị trường có xu hướng tăng trưởng tốt, nhà đầu tư sẽ được vay nhiều hơn và ngược lại. Hoặc khi cổ phiếu gặp những thông tin xấu bất thường, tỷ lệ cho vay cũng sẽ biến động theo. 

Các thuật ngữ có liên quan đến Call Margin: 

Equity – Vốn sở hữu:

Để thực hiện các giao dịch, nhà đầu tư phải bỏ ra một số tiền ban đầu, gọi là vốn sở hữu. Nói cách khác, Equity là số dư của tài khoản giao dịch, bao gồm cả khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư có được hoặc những khoản lỗ mà nhà đầu tư giao dịch.

Ví dụ: 

Khi bạn gửi $1000 vào tài khoản của mình để bắt đầu giao dịch, equity (Vốn sở hữu) ban đầu của bạn là $1000. 

Nếu sau một thời gian giao dịch, bạn kiếm được 500 đô la, equity của bạn bây giờ là $1500. Và sau đó, nếu bạn thua lỗ 300 đô la do giao dịch, equity khi đó sẽ còn $1200. 

Ảnh minh họa

call margin là gì

Vốn sở hữu là số dư hiện có trong tài khoản giao dịch của bạn. 

Margin – Tiền ký quỹ: 

Margin (tiền ký quỹ) là số tiền đặt cọc bắt buộc của nhà đầu tư cho sàn môi giới hoặc công ty chứng khoán. Tùy thuộc vào đòn bẩy – Leverage thấp hay cao mà số tiền ký quỹ – Margin cũng sẽ tương ứng. Với nhiều lệnh giao dịch, bạn phải ký quỹ nhiều lần và tổng số tiền bạn ký quỹ sẽ được gọi là Số tiền ký quỹ đã dùng (used margin). 

Ví dụ: Đòn bẩy của bạn là 1:10 thì bạn phải ký quỹ 10% số tiền bạn giao dịch.

Free Margin – Tiền sau ký quỹ: 

Tiền sau ký quỹ là số tiền còn lại trong Vốn sở hữu của bạn sau khi đã thực hiện ký quỹ. Nhà đầu tư có thể tiếp tục dùng khoản tiền này để tiến hành đặt cọc ký quỹ và tiếp tục giao dịch.

Equity – Used Margin = Free Margin

Margin Level – Mức ký quỹ:

Mức ký quỹ là thước đo khả năng chống chịu của tài khoản của bạn. Nó là tỷ lệ giữa số vốn trong tài khoản của bạn với số tiền ký quỹ đã dùng, tính bằng đơn vị%. 

Mức ký quỹ = (Equity : Tiền ký quỹ đã dùng) x 100 

Với các ví dụ trên, bạn có thể hình dung như sau: 

  • Nếu như bạn nạp vào cho tài khoản giao dịch là $10000 thì khi đó: Equity = $10000
  • Bạn thực hiện giao dịch với 5 lệnh và giả sử mỗi một lệnh ký quỹ là $500 thì khi đó: Used Margin = $2500 
  • Như vậy lúc này mức ký quỹ của bạn còn dư sẽ là: Free Margin = $10000 – $2500 = $7500
  • Mức ký quỹ cho tài khoản của bạn sẽ là: Margin Level = ($10000 / $2500) *100 = 400%

Call Margin hoạt động như thế nào?

Call Margin có khả năng xảy ra khi các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch ký quỹ với Công ty Chứng khoán (CTCK). Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc tài khoản của bạn bị Call Margin. Một trong số đó là sự biến động của thị trường làm thay đổi giá cổ phiếu.

Nhà đầu tư mua phải những loại chứng khoán không có tiềm năng tăng trưởng, công ty phát hành chứng khoán có kết quả kinh doanh không tốt làm giảm giá trị cổ phiếu, hoặc các rủi ro đến từ tình hình kinh tế – chính trị. Lúc này, giá cổ phiếu mà trader đầu tư bị giảm mạnh. Tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị Call Margin. 

call margin là gì

Call Margin hoạt động như thế nào? Khi nào tài khoản bị Call Margin?

Khi đó, trader phải quyết định nạp thêm tiền vào tài khoản chứng khoán hoặc bán đi lượng cổ phiếu đang nắm giữ để duy trì tỷ lệ vay Margin ở mức cho phép.

Ví dụ:  Như ví dụ đã nêu ở phần trên, tài khoản của nhà đầu tư A đã bị Call Margin do tỷ lệ giữa Giá trị thực/ Tổng tài sản nhỏ hơn tỷ lệ ký quỹ được CTCK quy định (28.5%<30%).

Tại thời điểm Call Margin diễn ra, nhà đầu tư A sẽ nhận được thông báo hoặc yêu cầu nạp thêm tiền hoặc bán đi số cổ phiếu đang nắm giữ từ CTCK. A có thể chọn một trong hai cách sau:

–        Cách 1: Nộp bổ sung 10 triệu đồng để nâng tỷ lệ ký quỹ: (80 triệu + 10 triệu)/(280 triệu + 10 triệu)= 31% > 30%

–        Cách 2: Bán bớt cổ phiếu trong tài khoản cá nhân sao cho tỷ lệ giữa Giá trị thực/ Tổng tài sản lớn hơn tỷ lệ ký quỹ được CTCK (30%).

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với Margin trong Forex?

Sử dụng đòn bẩy phù hợp cho tài khoản giao dịch:

Đòn bẩy tài chính ( Leverage) là công cụ tuyệt vời để bạn tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng cũng có thể khiến bạn thua lỗ với tốc độ “chóng mặt”. Khi tài khoản rơi vào tình trạng thua lỗ, bạn càng đặt đòn bẩy cao, tài khoản càng sụt giảm nhanh chóng. Tình trạng Call Margin sẽ nhanh chóng diễn ra. Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý, ở mức độ có thể kiểm soát được rủi ro sau này.

Đặt stop loss (cắt lỗ) giúp bạn quản trị những rủi ro ngoài ý muốn. 

Đặt stop loss (cắt lỗ) cho tất cả các lệnh giao dịch của bạn. Đây là một công cụ quản lý rủi ro trong forex, nó như một vách ngăn cắt đứt khoản thua lỗ một cách kịp thời khi mà bạn không cần phải ngồi chờ trước máy tính hay điện thoại

Giao dịch với khối lượng vừa đủ với sức chịu đựng:

Khi giao dịch trên sàn, bạn cần quy định rõ ràng mức độ rủi ro mà mình có thể chịu đựng dựa trên nguồn vốn sở hữu. Bạn sẽ rất khó kiểm soát tài khoản nếu thực hiện quá nhiều giao dịch với khối lượng lớn hoặc “nhồi” nhiều lệnh nhỏ khi thua lỗ. Điều này khiến tài khoản của bạn nhanh chóng bị Call Margin và vốn chủ sở hữu giảm mạnh.

Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn nhưng không vì thế mà nhà đầu tư “đánh cược” tài sản của mình theo những quyết định cảm tính, làm khối lượng giao dịch tăng cao mất kiểm soát.

Hạn chế giao dịch bằng Margin khi thị trường biến động:

Khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, giá cổ phiếu giảm mạnh, bạn không nên tiếp tục mua ký quỹ các giao dịch bằng Margin. Điều này khiến tài khoản của bạn gặp nhiều rủi ro. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm, tài khoản sẽ bị Call Margin. Nếu nhà đầu tư không có các biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bán giải chấp.

call margin là gì

Khi thị trường đi xuống, cổ phiếu giảm sâu, nhà đầu tư không nên giao dịch với Margin.

Bán bớt các mã chứng khoán yếu để giải phóng áp lực Call Margin cho tài khoản:

Khi tài khoản của nhà đầu tư có nhiều mã chứng khoán khác nhau, nhà đầu tư nên bán bớt một vài mã yếu, khó có cơ hội phục hồi trong tương. Phương pháp này giúp cho tài khoản của nhà đầu tư có thêm vốn và giảm bớt áp lực vay Margin. Từ đó, nhà đầu tư có thể dành nguồn tiền thu được để tái cơ cấu các mã chứng khoán khác khi thị trường có dấu hiệu phục hồi.

Sàn Mitradesàn giao dịch uy tín có đòn bẩy tự điều chỉnh

Mitrade là một trong những sàn giao dịch Forex được nhiều nhà đầu tư tin dùng tại Việt Nam. Sàn Mitrade có nhiều ưu điểm vượt trội như:

√ Được quy định bởi ASIC* 

√ Tỷ lệ đòn bẩy tự điều chỉnh lên tới 1:200 

√ Không có phí hoa hồng, phí ẩn 

√ Công cụ hỗ trợ bảo vệ số dư âm 

√ Mức chênh lệch cạnh tranh 

√ Giao dịch mọi lúc mọi nơi 

√ Việc nạp & rút tiền nhanh chóng và đáng tin cậy 

√ Nhiều chương trình thưởng với mức ưu đãi hấp dẫn 

√ Rất linh hoạt: hoàn vốn nhanh, điều chỉnh danh mục đầu tư kịp thời 

√ Khả năng bán khống: có cơ hội kiếm tiền cả khi thị trường tăng hoặc giảm 

Bạn thiếu tự tin giao dịch? Đừng lo, Mitrade sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này với tài khoản DEMO(Đăng ký chỉ trong 3 bước) sau đây!

Sàn Mitrade có mức độ uy tín cao, được nhiều nhà đầu tư tin tưởng. 

Lời kết

Vậy là, bạn vừa điểm qua những thông tin quan trọng về Call Margin và đòn bẩy tài chính trong giao dịch Forex. Hy vọng với những giải thích, bạn đã hiểu rõ Call Margin là gì, từ đó có cách sử dụng Call Margin an toàn, tránh rủi ro. Giúp nhà đầu tư xây dựng chiến lược sử dụng đòn bẩy phù hợp trong giao dịch trên thị trường forex.

Đừng quên theo dõi những bài viết thú vị trên Thư viện kiến thức Forex – nơi chúng tôi cập nhật những kiến thức và thông tin mới nhất về thị trường nhé! 

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: