Do đặc tính của phương thức giao dịch, nhà đầu tư mới thường nhầm lẫn giữa hai loại hình thức giao dịch này. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại hình giao dịch cũng như cách thức ứng dụng những công cụ phân tích kỹ thuật trong giao dịch.
ĐIỂM CHÍNH 🔹Việc thực hiện phương pháp ngừa rủi ro Hedge được có thể giảm tổn thất nhà đầu tư phải chịu khi thị trường giảm mạnh. 🔹Đòn bẩy trong CFD hay Hợp đồng tương lai là công cụ không chỉ khuếch đại lợi nhuận đem lại cho nhà đầu tư, đồng thời nó cũng khuếch đại khuản lỗ, nâng cao rủi ro cho nhà giao dịch. 🔹Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao |
Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai (Futures Contract) – loại hợp đồng chuẩn hoá giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hoá với giá thoả thuận (Futures price), và trong hợp đồng sẽ ghi rõ ngày chuyển/ giao tài sàn.
Có hai loại lệnh giao dịch là lênh Mua (Long) và Bán (Short), bên bán có lãi khi giá trị hàng hoá giảm, và ngược lại nếu giá trị hàng hoá tăng bên mua sẽ có lợi.
Giao dịch hợp đồng tương lai thực hiện gần giống với cách thức giao dịch chứng khoán phái sinh.
Nhà đầu tư dựa theo những phân tích xu hướng thị trường và dự đoán của bản thân để đặt lệch Mua (Long) hay Bán (Short). Khi việc dự đoán thị trường không tăng như dự kiến. Việc thực hiện phương pháp ngừa rủi ro Hedge thường là phương pháp hiệu quả để giảm tổn thất nhà đầu tư khi xu hướng thị trường không như dự đoán.
Bài viết tham khảo:
🔻Cách thức giao dịch Hợp đồng tương lai
🔻Điều kiện tham gia giao dịch hợp đồng tương lai
Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch hợp đồng tương lai với vị thế người bán khi đáp ứng điều kiện nộp đủ số lượng ký quỹ yêu cầu trước khi tham gia hợp đồng.
Hợp đồng chênh lệch là gì?
Hợp đồng chênh lệch CFD (Contract For Difference) là hợp đồng thoả thuận về chênh lệch giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản đang được giao dịch, giao kết bởi người mua và người bán.
Hợp đồng chênh lệch CFD chính là một hình thức giao dịch phái sinh cho phép bạn kiếm lợi nhuận tiềm năng bằng cách dự đoán xu hướng thị trường tài chính toàn cầu như giá trị cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử v.v.
🔻Cách thức giao dịch Hợp đồng chênh lệch CFD
🔻Điều kiện tham gia
Để kiểm soát rủi ro của CFD và ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mức, các cơ quan quản lý tài chính ở các quốc gia khác nhau quy định các nhà mối giới hay ngân hàng trong giao dịch phải có 100% ký quỹ với bất kể loại hình thanh toán nào. Các nhà môi giới hay ngân hàng cũng cần đảm bảo có sẵn 100% số lượng tiền tệ khi giao dịch với khách.
Đọc Thêm:
Finhay: Bài viết “Hợp đồng tương lai là gì? Lợi thế khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai” cung cấp một cái nhìn tổng quan về hợp đồng tương lai, bao gồm định nghĩa, đặc điểm và lợi ích của việc sử dụng công cụ này trong đầu tư. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại Finhay (Finhay).
Stock Insight by HSC: Bài viết “Hợp đồng tương lai là gì? Tổng quan kiến thức từ A-Z” cung cấp thông tin chi tiết về cách giao dịch hợp đồng tương lai, các loại người sử dụng hợp đồng này và lợi ích của việc áp dụng các chiến lược đầu tư khác nhau. Tham khảo thêm tại Stock Insight by HSC (Stock Insight).
BSC: Tổng hợp thông tin từ A-Z về hợp đồng tương lai, bao gồm các khái niệm cơ bản và ví dụ cụ thể về cách hoạt động của hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán phái sinh. Bạn có thể xem chi tiết tại BSC (BSC Vietnam).
Saigon Futures: Bài viết “Hợp đồng tương lai là gì? Các khái niệm hợp đồng tương lai” cung cấp kiến thức cơ bản về hợp đồng tương lai, từ tài sản cơ sở, ký quỹ, đến các lợi ích và rủi ro khi giao dịch. Chi tiết tại Saigon Futures (Saigon Futures).
Anfin: Bài viết “Hợp đồng tương lai là gì? Lợi ích khi giao dịch hợp đồng tương lai” thảo luận về các chiến lược đầu tư và các lợi ích của việc sử dụng hợp đồng tương lai để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Tham khảo tại Anfin (Anfin).
Sự khác nhau giữa Hợp đồng tương lai và Hợp đồng chênh lệch là gì?
Đòn bẩy trong CFD hay Hợp đồng tương lai là công cụ khuếch đại lợi nhuận tiềm năng cho nhà đầu tư, đồng thời nó cũng có thể khuếch đại khoản lỗ, nâng cao rủi ro.
Hiện giao dịch CFD đang trở nên rất phổ biến khi đòn bẩy có thể được điều chỉnh, lựa chọn tùy theo khẩu vị rủi ro của mỗi người. Loại tài sản giao dịch cũng đa dạng và linh hoạt.
Với CFD nếu nhà không thể nắm được phần thắng thì buộc phải đóng lệnh hoặc có thể nạp tiền để giữ lệnh mở. Được lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy theo sàn giao dịch.
Ví dụ về giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng chênh lệch
Ví dụ bạn tham gia giao dịch CFD của cổ phiếu XXX với đòn bẩy 1:5, cần đặt cọc khoản ký quỹ 5.600$ để mở lệnh. Vậy thì giá trị của lệnh khi thị trường tăng giảm 10% như sau:
Cổ phiếu tăng 10% | Cố phiếu giảm 10% | |
Khối lượng giao dịch | 28.000$ | 28.000$ |
Giá trị của lệnh | 30.800$ | 25.200$ |
Hợp đồng tương lai có độ minh bạch cao thì đòn bẩy vẫn đem lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Hơn nữa tính linh hoạt không cao, thay đổi theo từng hợp đồng.
Hợp đồng tương lai có tính minh bạch cao hơn so với CFD, nó được thực hiện công khai trên các sàn giao dịch, giá cả phản ánh thị trường rất chặt chẽ.
Ví dụ người bán ký hợp đồng tương lai với bên mua thực hiện giao dịch bán 1000kg bắp cải vào tháng 9/2021 có giá 10.000 đồng/kg.
9/2021 | 12/2021 | 3/2022 | |
Giá thị trường | 10.000 đồng/kg | 14.000 đồng/kg | 8.000 đồng/kg |
Giá mua theo hợp đồng | 10.000 đồng/kg | 10.000 đồng | 10.000 đồng/kg |
Bên bán lãi/lỗ | 0 | -4.000 đồng/kg | +2.000 đồng/kg |
Với giao dịch CFD chi phí thấp hơn, được sử dụng đòn bẩy lớn, hiệu quả sử dụng vốn cao, lợi tức và rủi ro theo biến động thị trường cũng tăng lên tương ứng.
Tiền ký quỹ CFD có thể sẽ thay đổi dựa theo tỷ lệ đòn bẩy, nếu sử dụng đòn bẩy càng lớn thì mức ký quỹ sẽ càng ít, và ngược lại nếu sử dụng đòn càng ít nhà đầu tư sẽ phải mất nhiều tiền để ký quý.
Hợp đồng tương lai tiền ký quỹ được xác định thông qua sự bù trừ hay trao đổi khoảng 5-10% hợp đống. Khi giao dịch nhận thấy số tiền đầu tư trong tài khoản ký quỹ thấp hơn hoặc bằng so với mức ký quỹ duy trì thì nhà đầu tư phải ký quỹ bổ sung. Nhà đầu tư phải đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu về tài chính để giao dịch.
Spread (chênh lệch giá) và chi phí hoa hồng
Spread và phí hoa hồng được sàn thu phí từ nhà đầu tư, được tính trực tiếp trên giá. Đối với giao dịch CFD nhà đầu tư không cần lo lắng về các khoản chi phi khi giao dịch, vì thường sàn giao dịch CFD không thu phí hoa hồng hoặc có mức phí rất thấp.
Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, là công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích cụ thể của bản thân.
Hiện có rất nhiều sàn giao dịch CFD uy tín trên thị trường như Capital.com, XM, eToro, Mitrade,…
Hợp đồng tương lai được giao dịch trên những thị trường như CME Group, NASDAQ Futures Exchange (NFX), Euronext,…. Tính công khai, minh bạch, và được tiêu chuẩn hoá cao khiến hợp đồng tương lai có độ đảm bảo hơn.
Tạm kết
Hợp đồng tương lai có với đặc tính công khai và minh bạch hơn, tuy tỉ lệ đòn bẩy không quá cao sẽ giảm thiểu được sự rủi ro trong giao dịch cho nhà đầu tư, phí ký quỹ bổ sung cũng là một điều đáng để xem xét. Hợp đồng chênh lệch CFD cho phép sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ đòn bẩy cao, vừa đem lại lợi nhuận cao ngất ngưởng trong trường hợp nhà đầu dự đoán giá thị trường đúng, ngược lại rủi ro khoản lãi phải chịu cũng không kém cạnh.
One response to “Hợp đồng tương lai (Future) và Hợp đồng chênh lệch (CFD) có gì khác nhau ?”
[…] Hợp đồng tương lai và hợp đồng chênh lệch có gì khác nhau? […]