[A-Z] Những điều cần biết khi giao dịch đầu tư chứng khoán online

chứng khoán online
Có thể các bạn chưa biết rằng top 25% người giàu nhất trên thế giới là nhà đầu tư chứng khoán, ví dụ như: Warren Buffet, George Soros hay Jim Simons,…là một trong những người giàu có sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế. Với phương pháp đầu tư đúng, họ đã nhân số tiền của họ lên gấp hàng trăm hàng ngàn lần mỗi năm. Vậy chính xác phương pháp đầu tư của họ được thực hiện như thế nào?

Nội dung bài viết

Chọn sàn giao dịch chứng khoán uy tín

Trước khi đi sâu vào các bước thực hiện đầu tư chứng khoán online, bạn cần tìm hiểu chứng khoán là gì? Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử để nhằm xác nhận quyền sở hữu của chúng ta đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.

Chứng khoán bao gồm 4 loại:

1️⃣ Cổ phiếu

2️⃣ Trái phiếu

3️⃣ Chứng chỉ quỹ

4️⃣ Chứng khoán phái sinh

đầu tư chứng khoán online

Tiêu chí 1: Chứng chỉ hoạt động hoặc giấy cấp phép

Khi đầu tư chứng khoán, kị nhất là vấn đề sàn giao dịch lừa đảo. Không khó để tìm ra 1 sàn chứng khoán với danh xưng “ông trùm giao dịch” nhưng thực tế lại đội lốt một tổ chức quỵt tiền tinh vi. Vấn đề này thường xảy ra với những nhà đầu tư chứng khoán online bởi họ đâu thể kiểm chứng trực tiếp mà chỉ thông qua website hoặc những bằng chứng đơn thuần mà tổ chức đó cung cấp. 

đầu tư chứng khoán online

Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư chứng khoán online, một vài tổ chức tài chính đã thiết lập quy củ nhất định đối với các sàn giao dịch. Các sàn phải đạt được những tiêu chí cơ bản của bên cơ quan quản lý để được cấp chứng chỉ hoặc giấy cấp phép. Trên thị trường hiện nay có một số cơ quan quản lý cấp phép uy tín và phổ biến như:

Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức sẽ có mức độ quy định và điều lệnh khác nhau. Xét về mức độ uy tín thì những cơ quan đến từ Anh, Mỹ và Úc được ưa chuộng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy, khi lựa chọn sàn chứng khoán bạn cần xem xét đến yếu tố giấy cấp phép.

Tiêu chí 2: Nền tảng giao dịch an toàn

Nền tảng giao dịch cũng là một yếu tố cốt lõi trong tiêu chuẩn đánh giá sàn giao dịch đầu tư chứng khoán online. Hiện nay trên thị trường, các sàn môi giới chứng khoán đều tiến hành giao dịch trên 2 nền tảng phổ biến MetaTrader 4 và MetaTrader 5.

Tại sao nền tảng giao dịch lại là tiêu chí cốt lõi trong bộ quy định đánh giá?

Bởi trên thực tế, nền tảng giao dịch là nơi đem đến cho bạn góc nhìn rộng về thị trường tại 1 thời điểm cụ thể nào đó. Cung cấp những công cụ phân tích xu hướng của sản phẩm hiện có trên sàn. Nền tảng giao dịch an toàn và uy tín phải đảm bảo đủ những yêu cầu sau đây:

  • Thông tin hiển thị rõ ràng
  • Server không bị lag hoặc quá tải
  • Thời gian giao dịch nhanh chóng
  • Có công cụ hỗ trợ
đầu tư chứng khoán online

Bạn cần xem qua và tìm hiểu trước nền tảng giao dịch trước khi bắt tay vào đăng ký thông qua trang web và những biểu mẫu ví dụ mà họ cung cấp. Tránh đăng ký những sàn cung cấp nền tảng có thông tin mờ nhạt, giao diện cơ bản, không chuyên nghiệp.

Tiêu chí 3: Chi phí giao dịch minh bạch, rõ ràng

Tiêu chí tiếp theo mà nhà đầu tư cần phải cân nhắc chính là chi phí giao dịch. Dẫu biết mỗi sàn giao dịch sẽ có những biểu phí khác nhau nhưng nhìn chung các mức phí thường sẽ có biên độ dao động như sau:

  • Phí giao dịch chứng khoán cơ sở: 0.15 – 0.4% mỗi giao dịch
  • Phí giao dịch chứng khoán phái sinh: 1000 – 5000 VNĐ mỗi hợp đồng
  • Thuế thu nhập chuyển nhượng tài khoản: 0.1% mỗi giao dịch
  • Thuế thu nhập nhận cổ tức bằng tiền mặt: 5% mỗi giao dịch
đầu tư chứng khoán online

Nếu muốn tìm hiểu thêm, các bạn có thể truy cập website của các công ty chứng khoán để tham khảo biểu phí chi tiết. Nếu có công ty nào đưa ra mức phí vượt tiêu chuẩn trên gấp 2-3 lần thì đã đến lúc bạn gạch bỏ công ty đó khỏi danh sách giao dịch rồi đó.

Tiêu chí 4: Sản phẩm giao dịch

Danh mục sản phẩm giao dịch đa dạng hóa là điểm cộng lớn đối của sàn giao dịch. Với tiêu chuẩn là một sàn giao dịch uy tín, cơ bản những danh mục đầu tư phải có thường là:

  • Chứng khoán phái sinh
  • Chứng chỉ quỹ đóng
  • Chứng chỉ quỹ ETF
  • Cổ phiếu, trái phiếu hay
  • Những dịch vụ môi giới chứng khoán có liên quan

Tuy nhiên trên thị trường vẫn xuất hiện những sàn giao dịch uy tín chỉ tập trung phát triển 1-2 sản phẩm giao dịch, nhưng số lượng sàn như vậy thường rất ít và  rất khó chiếm được lòng tin của giới đầu tư.

Hiểu về các loại lệnh giao dịch trong đầu tư chứng khoán online

Điều quan trọng trước khi thực hiện mua bán chứng khoán là cần phải hiểu các loại lệnh khác nhau và sử dụng như thế nào cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn thông tin về các loại lệnh cơ bản bạn cần phải hiểu qua để giúp cho công cuộc đầu tư trở nên dễ dàng hơn. Trên thực tế có nhiều hơn các loại lệnh mà Tuduyinvest đề cập đến trong bài viết dưới đây, tuy nhiên là người mới bắt đầu các bạn có thể lướt qua 5 lệnh chính được dùng nhiều nhất trong giao dịch.

STTTên lệnhKhái niệmĐặc điểm của lệnh
1Lệnh ATO (At The Open)Lệnh ATO dùng để mua hoặc bán ở mức giá mở cửa với hiệu lực chỉ khi đợt khớp lệnh định kỳ xác định mức giá mở cửa. Lệnh ATO được áp dụng tại sàn giao dịch HSX.
Lệnh ATO luôn được ưu tiên trước lệnh giới hạn LO trong quá trình so khớp lệnh.
Khi sử dụng lệnh ATO, nhà đầu tư có cơ hội mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá tốt nhất tại đầu phiên.
Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh.
2Lệnh LO (Limited Order)Lệnh LO hay còn gọi là lệnh giới hạn, là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá xác định hoặc tốt hơn.Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Khi đặt lệnh LO bạn sẽ treo lệnh và xếp hàng chờ giao dịch chứ không khớp ngay lập tức với bên đối ứng.
Lệnh LO khớp lệnh sau ATO và ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ.Lệnh LO khớp lệnh sau lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục.
3Lệnh MP (Market Price)Lệnh thị trường là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.Lệnh thị trường chỉ được áp dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục.
Lệnh sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
Lệnh MP có thể khớp lệnh với nhiều bước giá.
4Lệnh ATC (At The Close)Lệnh ATC là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh LO trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa.
Lệnh ATC sẽ tự động hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu lệnh không được thực hiện.
Khối lượng của lệnh ATC bên mua hoặc bên bán được cộng vào khối lượng bên mua hoặc bên bán tại mỗi mức giá đặt lệnh để xác định khối lượng giao dịch tại mỗi mức giá trong khi so khớp lệnh định kỳ.
5Lệnh PLO (Post Limit Order)Lệnh PLO được hiểu là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ.
Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn.
Giá thực hiện là giá đống cửa của ngày giao dịch.
Lệnh PLO không được phép Sửa Hủy trong giờ và sẽ được khớp nga lập tức nếu có lệnh đối ứng.
Các loại lệnh trong đầu tư giao dịch chứng khoán online

Có thể ban đầu khi đọc qua những kiến thức cơ bản về lệnh, các bạn sẽ cảm thấy khó hiểu và khô khan. Những thuật ngữ chuyên ngành và hàng loạt các định nghĩa na ná giống nhau.

Là người mới bắt đầu, đừng vội nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Hãy tìm hiểu từng chút một và tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Dần dà khi làm quen bạn sẽ thấy các lệnh này đều có chút gì đó liên quan đến nhau. Chắc chắn khi đó việc phân biệt và nhớ tên các lệnh chứng khoán sẽ không phải là điều gì quá khó khăn.

Ví dụ về phiên giao dịch các lệnh trong chứng khoán cơ sở:

giờ giao dịch đầu tư chứng khoán online

Các công cụ hỗ trợ giao dịch trong chứng khoán

Bảng giá chứng khoán

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính thức và uy tín là HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh). Do vậy, mỗi Sở Giao dịch và mỗi công ty chứng khoán lại có một bảng giá riêng để phục vụ khách hàng.

Tuy nhiên, về cơ bản là hoàn toàn giống nhau về chức năng, ký hiệu, riêng chỉ khác về mặt giao diện. Để nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi, dưới đây chúng tôi sẽ lấy 1 ví dụ bảng giá điển hình của VNDIRECT để làm tư liệu tham khảo cho các bạn.

bảng giá chứng khoán đầu tư chứng khoán online

Thông qua bức hình trên, hẳn bạn sẽ lắc đầu ngán ngẩm tại sao lại xuất hiện quá nhiều con số, ký tự gây rối mắt và khó hiểu đến như vậy. Trên thực tế, những con số và ký tự đó đã được tối ưu hóa một cách triệt để. Để hiểu hơn về các thuật ngữ và ký hiệu trên bảng giá, cùng phân tích nhé!

1. Mã chứng khoán – Mã MK

Danh sách các mã chứng khoán giao dịch được sắp xếp theo thứ tự từ A-Z. Mỗi công ty khi niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán cấp cho 1 mã riêng. Thông thường mã chính là tên viết tắt của công ty đó.

Ví dụ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID.

2. Giá tham chiếu (TC)

Giá tham chiếu hay mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó. Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Giá tham chiếu được biểu thị bằng màu vàng như trên màn hình.

3. Giá trần (Trần)

Giá trần là mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá được biểu thị bằng màu tím.

Ở mỗi sàn sẽ có mức giá trần khác nhau, cụ thể là:

HOSE: Giá trần tăng 7% so với Giá tham chiếu

UPCOM: Giá trần tăng 15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liên trước.

HNX: Giá trần tăng 10% so với Giá tham chiếu

4. Giá sàn (Sàn)

Giá sàn là mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá được biểu thị bằng màu xanh lam.

Ở mỗi sàn sẽ có mức giá sàn khác nhau, cụ thể là:

HOSE: Giá trần giảm 7% so với Giá tham chiếu

UPCOM: Giá trần giảm 15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liên trước.

HNX: Giá trần giảm 10% so với Giá tham chiếu

5. Giá xanh và giá đỏ

Giá xanh là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

Giá đỏ là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

6. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Ở cột này, nhà đầu tư có thể theo dõi và biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

7. Bên mua

Có tất cả 3 cột chờ mua, mỗi cột bao gồm giá mua và khối lượng mua.

Cột giá 1 và KL 1: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.

Cột giá 2 và KL 2: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ 2 hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.

Cột giá 3 và KL 3: Lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức giá 2.

8. Bên bán

Tương tự như bên mua, bên bán cũng có 3 cột chờ bán và cũng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Cột giá 1 và KL 1: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.

Cột giá 2 và KL 2: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai và khối lượng chào bán tương ứng.

Cột 3 và KL 3: Lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức giá 2.

9. Khớp lệnh

Khớp lệnh là bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua.

Gồm 3 yếu tố:

Cột giá: mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.

Cột KL: khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.

Cột +/-: mức thay đổi giá so với giá tham chiếu

10. Các loại giá

Giá cao nhất (Cao): là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên.

Giá thấp nhất (Thấp): là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên.

Giá trung bình (Trung bình): trung bình cộng của giá cao nhất với giá thấp nhất.

11. Cột Dư mua và Dư bán

Dư mua và dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

12. Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch.

Các chỉ số tài chính trong chứng khoán

Tên các chỉ sốCách xác định chỉ sốÝ nghĩa của các chỉ số
EPS – Earnings Per Share (Lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu)EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chỉ số thể hiện tính hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp hiện nay.
PE – Price/EPS (Giá hiện tại/EPS)P/E = P/EPSP/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần.
P/B – Price/Bookvalue (Giá hiện tại/Giá sổ sách)P/B = Giá cổ phiếu/(Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – Nợ)Chỉ số P/B so sánh giá trị của cổ phiếu với chính giá trị ghi sổ của nó.
P/B < 1: DN đang bán cổ phần thấp hơn giá trị đích thực.
P/B > 1: DN đang nâng cao giá trị của mình lên cao hơn.
ROA – Return on total assetsROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sảnROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư hoặc lượng tài sản.
ROE – Return on equityROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Vốn cổ phần thườngChỉ số ROE là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.

Các trang báo để tìm kiếm và theo dõi tin tức về chứng khoán

Nếu trình độ tiếng Anh của bạn ở mức khá, việc theo dõi các thông tin liên quan đến chứng khoán ở những trang web nước ngoài là việc làm được khuyến khích. Ở đó, ngoài cập nhật tin tức thời sự, nhà đầu tư có thể lĩnh hội những kiến thức cơ bản về tài chính và toàn bộ các sự kiện có liên quan từ lớn đến nhỏ.

Một vài website không nên bỏ qua là: Reuters.com, Federalreserve. Bên cạnh đó, không thua kém và chậm chạp so với những trang web nước ngoài, ở Việt Nam chúng ta cũng có trang tài chính chứng khoán CafeF.vn, diễn đàn chứng khoán F319.com,…

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online

Mở tài khoản online ở thời điểm hiện tại vô cùng dễ dàng cho bất kỳ nhà đầu tư mới gia nhập vào thị trường. Tuy nhiên điều quan trọng là cần chọn lựa công ty chứng khoán nào tốt nhất để mở tài khoản. Các tiêu chí quan trọng để chọn lựa, chúng tôi đã đề cập phía trên. Dựa trên những phân tích đánh giá và nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ gợi ý 5 công ty chứng khoán tại Việt Nam tốt nhất hiện nay:

1.    VND – CTCP Chứng khoán VNDirect

2.    SSI – CTCP Chứng khoán SSI

3.    MBS – CTCP Chứng khoán MB

4.    VCBS – CTCP Chứng khoán Vietcombank

5.    VDSC – CTCP Chứng khoán Rồng Việt

Hồ sơ cần thiêt để mở tài khoản bao gồm chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cược. Việc bạn cần làm khi mở tài khoản online chỉ đơn giản là chụp ảnh 2 mặt lại và upload lên như yêu cầu. Mở tài khoản ở hầu hết các công ty chứng khoán là hoàn toàn FREE.

Các bước thực hiện mở tài khoản online:

Bước 1: Điền thông tin vào phiếu đăng ký mở tài khoản online được cung cấp ở mỗi công ty/sàn.

các bước đầu tư chứng khoán online
hướng dẫn đầu tư chứng khoán online

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ và gửi lại công ty chứng khoán. Trong vòng 24h công ty chứng khoán sẽ gửi cho bạn các hồ sơ cần thiết để hoàn thiện.

Phương pháp đầu tư phù hợp

Sau khi đăng ký thành công tài khoản, hiểu được các biểu phí, công cụ hỗ trợ, ta tiến hành đến bước quan trọng là lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với bạn. Để tránh khỏi những sai lầm và tiêu tốn thời gian tiền bạc, hãy lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với tính cách, đặc điểm và tâm lý của chính bạn.

Khi bắt đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán, ắt hẳn bạn sẽ nghe thấy tương đối nhiều phương pháp hấp dẫn. Chẳng hạn như:

✅ Phương pháp đầu tư vào quỹ chỉ số

✅ Phương pháp đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng

✅ Phương pháp đầu cơ hàng ngày vào chứng khoán phái sinh và chứng khoán có tính thanh khoản cao

✅ Phương pháp đầu tư vào cổ phiếu định giá thấp

✅ Đầu tư theo phương pháp của các tỷ phú

✅ Đầu tư theo mô hình sóng Eliot, sóng Dow

✅ Phương pháp Canslim, mô hình chiếc hộp

Đây là những phương pháp cơ bản để bắt đầu gây dựng cơ nghiệp chứng khoán của chính mình. Nếu có thể hãy thử tất cả những phương pháp này với tâm lý thận trọng và số vốn nhỏ. Để từ đó chọn ra được phương pháp đầu tư phù hợp với bạn.

Khi bạn đã chọn ra được phương pháp giao dịch và thực hiện nó một cách bài bản thì bạn sẽ dần dần thâu tóm được những kỹ năng tối quan trọng trong chứng khoán.

Tạm kết

Bài viết trên là tổng hợp tất cả những thông tin mang tính lý thuyết khi tiến hành đầu tư chứng khoán online. Đó chỉ là một góc cạnh vô cùng nhỏ trong hành trình tự lực đầu tư chứng khoán cá nhân. Tuy nhiên, chính những điều đó lại là nền móng vững chắc để bạn tiếp tục bước lên bậc thang của danh vọng. Năm tới đây, hứa hẹn sẽ là thời kỳ hoàng kim của chứng khoán. Chính vì vậy, đừng vụt tắt cơ hội ngàn vàng này các nhà đầu tư nhé!

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

3 responses to “[A-Z] Những điều cần biết khi giao dịch đầu tư chứng khoán online”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: