Giá trị vốn hoá thị trường là gì? Top 6 công ty Mỹ có giá trị vốn hoá thị trường lớn nhất

Market Capitalization
Một trong những yếu tố nhanh nhất để xác định lợi nhuận hay rủi ro cổ phiếu chính là xác định giá trị vốn hoá thị trường của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có mức vốn hoá danh tiếng thường dẫn đầu xu hướng trong ngành và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Ngược lại, với những doanh nghiệp sở hữu mức vốn hoá nhỏ thường hoạt động trong môi trường quá cạnh tranh hay bị thị trường bỏ quên gây ra biên lợi nhuận xấu. Không chỉ đảm nhận vai trò đánh giá, thẩm định giá trị của một công ty hay doanh nghiệp trên thị trường, giá trị vốn hoá thị trường còn là căn cứ để đưa ra nhiều loại chỉ số thị trường quan trọng. Cùng điểm qua một vài thông tin đáng chú ý về giá trị vốn hoá thị trường và top 6 công ty Mỹ có giá trị vốn hoá lớn nhất.

Nội dung bài viết

ĐIỂM CHÍNH
🔹 Giá trị vốn hoá thị trường được định nghĩa là tổng tất cả giá trị cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp/công ty.
🔹 Vốn hoá thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và thị giá cổ phiếu ở thời điểm mua. 
🔹 Vốn hoá thị trường là minh chứng giá trị của một công ty khi họ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 

Hiểu về Giá trị Vốn hoá Thị trường

Giá trị Vốn hoá Thị trường được dịch sang tiếng Anh là Market Capitalization (Market Cap). Giá trị vốn hoá thị trường được định nghĩa là tổng tất cả giá trị cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp/công ty. Một cách hiểu đơn giản khác về VHTT là số tiền bạn phải bỏ ra nếu như muốn mua lại doanh nghiệp. Số tiền ấy được tính theo giá thị trường ở tại thời điểm mua.

Về cơ bản, giá trị vốn hoá thị trường phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Mà giá cổ phiếu thường bị chịu tác động bởi nhiều yếu tố như cung cầu, lạm phát hay lãi suất tăng giảm đột biến. Chính vì lẽ đó nên giá trị vốn hoá thị trường luôn biến động tăng giảm theo từng thời điểm khác nhau chứ không hề phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực sự của doanh nghiệp.

Giá trị vốn hoá thị trường được xác định bằng công thức sau:

Vốn hoá thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x Thị giá một cổ phiếu

Từ công thức trên, có thể thấy rõ vốn hoá thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và thị giá cổ phiếu ở thời điểm mua. Thị giá cổ phiếu lại bị chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như vấn đề vĩ mô, lãi suất, lạm phát, sự kiện xã hội…Trong khi đó số lượng cổ phiếu đang lưu hành tuyệt nhiên có sự biến động theo thời gian dựa vào chính sách phát hành của doanh nghiệp.

Ví dụ: Số cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk (Mã chứng khoán: VNM) là 2.089.956.345 cổ phiếu. Thị giá hiện tại tính theo ngày gần nhất của cổ phiếu VNM là 88.300 đồng/cổ phiếu.

Từ 2 yếu tố trên, ta dễ dàng tính được giá trị vốn hoá thị trường của CTCP Sữa Vinamilk Việt Nam tại thời điểm hiện tại là: 184.543.145.263.500 (VNĐ).

Phân loại doanh nghiệp theo Giá trị Vốn hoá Thị trường

Thông thường tại Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ được phân chia rõ ràng dựa vào giá trị vốn hoá thị trường. Hiện tại, xuất hiện 4 nhóm cơ bản dựa trên vốn hoá của công ty như sau:

NhómGiá trị Vốn hoá Thị trường (Tỷ VND)
Vốn hóa lớn (Large Cap)Lớn hơn 10.000
Vốn hoá vừa (Midcap)Từ 1.000 đến 10.000
Vốn hoá nhỏ (Smallcap)Từ 100 đến 1.000
Vốn hoá siêu nhỏ (Micro Cap)Nhỏ hơn 100

🔸 Vốn hóa lớn – Large Cap

Nhóm công ty có mức vốn hoá lớn hơn 10.000 tỷ VND được biết đến là những doanh nghiệp có giá cổ phiếu trên thị trường cao và với số lượng lớn. Đồng nghĩa với số lượng cổ phiếu lớn thì những công ty này thường là những công ty có quy mô, phạm vị rộng. Thị giá cổ phiếu có thể được lòng và sự tin tưởng của khách hàng. Những doanh nghiệp thuộc nhóm có mức vốn hoá thị trường lớn có xu hướng dẫn đầu ngành. Một số công ty có mức vốn hoá lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Tập đoàn VinGroup (VIC), CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk (VNM), Ngân hàng Vietcombank (VCB),…

🔸 Vốn hoá vừa – Midcap

Nhóm công ty có giá trị vốn hoá thị trường dao động từ 1.000 đến 10.000 tỷ VND được biết đến với tên tiếng Anh là Midcap. Doanh nghiệp này có quy mô hoạt động ở tầm trung và giá cổ phiếu trên thị trường ở mức không quá cao. Những doanh nghiệp đang trên đà khẳng định vị thế nên chưa chiếm được sự chú ý quá lớn từ thị trường. Một số ví dụ về doanh nghiệp có mức vốn hoá vừa trên thị trường chứng khoán Việt Nam như CTCP Quốc tế Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HNG), CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX), CTCP Bamboo Capital,…

🔸Vốn hoá nhỏ – Smallcap

Nhóm công ty có mức vốn hoá nhỏ từ 100 đến 1.000 tỷ VND là những công ty có cổ phiếu tầm giá thấp hoặc số lượng cổ phiếu ít. Những công ty nằm trong nhóm Smallcap là những công ty có quy mô vốn nhỏ. Giá cổ phiếu thấp có thể là do thị trường bị bỏ quên, cổ phiếu bị đánh giá thấp hoặc công ty đang nằm trong môi trường quá cạnh tranh.

🔸Vốn hoá siêu nhỏ – Micro Cap

Những doanh nghiệp thuộc nhóm Microcap thường là những công ty có quy mô vốn siêu nhỏ với thị giá cổ phiếu. Cũng có thể được coi là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Thị giá cổ phiếu của những công ty này có thể bị ảnh hưởng mãnh liệt bởi chu kỳ suy thoái gây ra tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Vai trò quan trọng của Vốn hoá Thị trường? Tại sao nhà đầu tư lại quan tâm đến Vốn hoá doanh nghiệp?

Trước hết, để đánh giá và thẩm định giá trị của một công ty hay doanh nghiệp trên thị trường, người ta thường quan tâm đến vốn hoá của họ. Căn cứ đầu tiên và cũng là căn cứ chính để nhà đầu tư có thể dựa vào để xác định lợi nhuận và rủi ro mình sẽ gặp phải khi đầu tư vào đây. Do đó, chúng ta rút ra được vai trò chính của vốn hoá thị trường là minh chứng giá trị của một công ty khi họ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 

➡️ Thông qua đây, nhà đầu tư có thể biết được loại cổ phiếu nào có thể đáp ứng được tiêu chí lợi nhuận kinh doanh của mình. Giá trị vốn hoá thị trường cũng là cơ sở để đánh giá nhiều loại chỉ số thị trường.

Về cơ bản, vốn hoá thị trường đóng một vai trò quan trọng – bộ mặt của doanh nghiệp. VHTT vừa mang đến nguồn thông tin về quy mô hoạt động dựa vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành mà còn biểu thị được sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp về tiềm năng tăng trưởng thông qua thị giá cổ phiếu.

Những doanh nghiệp có vốn hoá thị trường lớn đi kèm với đó là một phần rủi ro thanh khoản của cổ phiếu đang lưu hành. Bởi nhà đầu tư thường cho rằng vốn hoá thị trường sẽ tỷ lệ thuận với mức độ tin cậy của doanh nghiệp và tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro khi đầu tư. Đó chính là lý do vì sao nhà đầu tư lại thường quan tâm khá nhiều đến vốn hoá doanh nghiệp.

Tuy nhiên quy mô vốn hoá thị trường không nói lên giá trị thực chất của công ty. Nhưng trong trường hợp cần đưa ra quyết định đầu tư quan trọng thì chỉ số này sẽ là công cụ hữu ích.

Sự khác nhau cơ bản giữa Market cap và Free-float market cap

Đặc điểmMarket CapitalizationFree-Float Market Capitalization
Tổng quan góc nhìnGiá trị vốn hoá thị trường được định nghĩa là tổng tất cả giá trị cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường của doanh nghiệp/công ty.Cổ phiếu chuyển nhượng công khai (cổ phiếu chuyển nhượng tự do) đề cập đến số lượng cổ phiếu đang lưu hành của một công ty thuộc sở hữu của các nhà đầu tư, không bao gồm cổ phiếu bị khoá bởi nhân viên công ty hay quản lý hoặc các bên kiểm soát lợi ích khác.Hiểu nôm na, cổ phiếu tự do chuyển nhượng dùng để mô tả số lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch trên thị trường.
Công thức tínhVốn hoá thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x Thị giá một cổ phiếu Free Float = Cổ phiếu đang lưu hành – Cổ phiếu bị hạn chế   
Chức năngĐể đánh giá và thẩm định giá trị của một công ty hay doanh nghiệp trên thị trường, người ta thường quan tâm đến vốn hoá thị trường.Thông qua đây, nhà đầu tư có thể biết được loại cổ phiếu nào có thể đáp ứng được tiêu chí lợi nhuận kinh doanh của mình. Giá trị vốn hoá thị trường cũng là cơ sở để đánh giá nhiều loại chỉ số thị trường.Cổ phiếu chuyển nhượng tự do đem đến góc nhìn sâu về sự biến động cổ phiếu của công ty. Xu hướng biến động thường ít xảy ra ở những cổ phiếu có tỷ lệ Free-float. Do vậy, những công ty sở hữu số lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do lớn hơn thường biến động ít hơn.

Top 6 công ty Mỹ có Giá trị Vốn hoá Thị trường lớn nhất

Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với 6 cái tên trong Top 10 công ty có vốn hoá thị trường lớn nhất. Cùng điểm danh 6 công ty lừng lẫy của xứ sở của các ông vua Công Nghiệp:

​​1️⃣ Top 1: Apple – 2.252 tỷ USD

Tổng mức doanh thu năm 2020: 294.00 tỷ USD

Tổng mức lợi nhuận năm 2020: 63,90 tỷ USD

Tài sản năm 2020: 354,10 tỷ USD

Vốn hoá năm 2019: 1.285 tỷ USD

Thứ hạng năm 2020: 3

Apple là công ty tham gia vào chu trình thiết kế, sản xuất và bán xuất khẩu đồ dùng công nghệ thông minh như điện thoại, máy tính bảng, PC, laptop, phụ kiện và nhiều sản phẩm khác liên quan. Công ty được thành lập bởi Steven Paul Jobs, Ronald Gerald Wayne và Stephen G.Woznial vào ngày 1 tháng 4 năm 1976. Các sản phẩm của Apple bao gồm: iPhone, Macbook, iPad, AirPods, Apple TV, Apple Watch, Apple Care, iCloud, dịch vụ phát trực tuyến.

2️⃣ Top 2: Microsoft – 1.967 tỷ USD

Tổng mức doanh thu năm 2020: 153,30 tỷ USD

Tổng mức lợi nhuận năm 2020: 51,30 tỷ USD

Tài sản năm 2020: 304,10 tỷ USD

Vốn hoá năm 2019: 1.359 tỷ USD

Thứ hạng năm 2020: 2

Tập đoàn Microsoft chủ yếu xây dựng và phát triển phần mềm, dịch vụ, thiết bị. Công ty cung cấp các hệ điều hành, ứng dụng năng suất thiết bị chéo, ứng dụng giải pháp kinh doanh, trò chơi điện tử, máy tính cá nhân, máy chơi game và hàng loạt các thiết bị thông minh khác. Công ty được thành lập bởi Paul Gardner Allen và William Henry Gates III vào năm 1975.

3️⃣ Top 3: Alphabet – 1.539 tỷ USD

Tổng mức doanh thu năm 2020: 182,40 tỷ USD

Tổng mức lợi nhuận năm 2020: 40,30 tỷ USD

Tài sản năm 2020: 319,60 tỷ USD

Vốn hoá năm 2019: 919 tỷ USD

Thứ hạng năm 2020: 5

Alphabet, Inc là một công ty mẹ tham gia vào hoạt động kinh doanh mua lại và vận hành các công ty khác nhau. Alphabet hoạt động thông qua Google và các phân đoạn đầu tư khác nhau. Công ty được thành lập và gây dựng bởi Sergrey Mikhaylovich Brin và Lawrence E.page vào ngày 2 tháng 10 năm 2015.

4️⃣ Top 4: Meta (Facebook) – 871 tỷ USD

Tổng mức doanh thu năm 2020: 86,00 tỷ USD

Tổng mức lợi nhuận năm 2020: 29,10 tỷ USD

Tài sản năm 2020: 159,30 tỷ USD

Vốn hoá năm 2019: 584 tỷ USD

Thứ hạng năm 2020: 6

Meta là tên gọi mới của Facebook, Inc hoạt động như một công ty mạng xã hội trên toàn thế giới. Meta phát triển các ứng dụng trên mạng xã hội, thông qua đó mọi người kết nối với nhau một cách dễ dàng. Mạng xã hội như Facebook hay Instagram cho phép người dùng chia sẻ ý kiến, ý tưởng, ảnh, video và các hoạt động trực tuyến khác. Các sản phẩm của Meta bao gồm Facebook, Instagram, WhatsApp, Oculus và Messenger. Công ty được thành lập bởi Mark Elliot Zuckerberg, Dustin Moskovitz, Chris R. Hughes, Andrew McCollum và Eduardo P. Saverin vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.

5️⃣ Top 5: Tencent Holdings – 774 tỷ USD

Tổng mức doanh thu năm 2020: 70,00 tỷ USD

Tổng mức lợi nhuận năm 2020: 23,30 tỷ USD

Tài sản năm 2020: 203,90 tỷ USD

Vốn hoá năm 2019: 510 tỷ USD

Thứ hạng năm 2020: 8

Tencent Holdings là một công ty đầu tư chuyên cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Dịch vụ giá trị gia tăng của Tencent liên quan đến các trò chơi trực tuyến và các ứng dụng trên nền tảng Internet. Tencent Holdings Ltd. Cung cấp nhãn hiệu, bán phần mềm và các dịch vụ phát triển phần mềm. Công ty được Công ty được thành lập bởi Yi Dan Chen, Chen Ye Xu, Hua Teng Ma, Li Qing Zeng và Zhi Dong Zhang vào năm 1998.

6️⃣ Top 6: Berkshire Hathaway – 624 tỷ USD

Tổng mức doanh thu năm 2020: 245,50 tỷ USD

Tổng mức lợi nhuận năm 2020: 42,50 tỷ USD

Tài sản năm 2020: 873,70 tỷ USD

Vốn hoá năm 2019: 455 tỷ USD

Thứ hạng năm 2020: 10

Berkshire Hathaway, Inc. Cung cấp bảo hiểm tài sản thương vong và tái bảo hiểm, tiện ích và năng lượng, vận tải đường sắt, tài chính, sản xuất, bán lẻ và dịch vụ. Công ty hoạt động ở mảng bảo lãnh bảo hiểm ô tô chở khách tư nhân, bảo lãnh phát hành các khoản tái bảo hiểm vượt quá tổn thất và bảo lãnh nhiều dòng hợp đồng tái bảo hiểm tài sản cho các tài khoản thương mại chủ yếu. Công ty được thành lập bởi Oliver Chace vào năm 1839.

Tạm kết

Bất kỳ chiến lược đầu tư nào cũng cần xuất phát từ sự hiểu biết và chiến lược cụ thể của nhà đầu tư. Nắm bắt được giá trị vốn hoá thị trường là yếu tố cơ bản để quyết định đầu tư đúng đắn. Nhà đầu tư cần xem xét, cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng giữa giá trị thực và vốn hoá của doanh nghiệp để tránh nhầm lẫn tai hại. Dĩ nhiên, ngoài VHTT nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thêm các thông tin khác về doanh nghiệp để đưa ra những nhận xét chính xác. Để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào về kiến thức tài chính từ sơ khai đến chuyên gia, hãy truy cập Tuduyinvest.com thường xuyên để cập nhật thêm nhiều xu hướng đầu tư hay và mới nhất nhé!

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

One response to “Giá trị vốn hoá thị trường là gì? Top 6 công ty Mỹ có giá trị vốn hoá thị trường lớn nhất”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: