Mô hình kinh doanh B2E, B2B, B2C liệu có thực sự hiệu quả để áp dụng vận hành cho doanh nghiệp? Những mô hình kinh doanh được sáng tạo từ những năm kinh tế khó khăn liệu còn phù hợp với thời đại công nghệ số như bây giờ hay không? Những thắc mắc, câu hỏi và mọi thứ liên quan về mô hình điện tử B2E sẽ được chúng tôi bật mí và giải đáp qua bài viết ngay sau đây, cùng đón đọc nhé!
1. B2E (Business – to – Employee) là gì? Khái niệm về B2E
B2E được viết tắt của từ Business – to – Employee có nghĩa là doanh nghiệp với người lao động. B2E được coi như là một cổng thông tin mạng nội bộ, nơi tập trung vào nhu cầu của người lao động. Mô hình giao dịch điện tử B2E là mô hình thương mại điện tử liên kết giữa 2 đối tượng cơ bản là doanh nghiệp với những người lao động làm việc trong công ty. Mô hình B2E còn được biết đến với vai trò là mô hình gắn kết nội bộ công ty.
Thay vì hướng tới mục tiêu và nhu cầu của người tiêu dùng, mô hình B2E sẽ chuyển hướng trọng tâm sang người lao động. Doanh nghiệp sẽ cung cấp những dịch vụ, sản phẩm, thông tin đến cho từng người lao động trong công ty. Cổng thông tin B2E được sử dụng như cuốn bách khoa toàn thư nhằm mục đích giải đáp, cung cấp những thông tin để hỗ trợ người lao động một cách tốt nhất, rõ ràng nhất.
Mục đích của B2E không chỉ làm tăng tính hiệu quả trong việc sắp xếp xử lý dữ liệu mà còn làm tăng tính hài lòng của nhân viên trong một tổ chức. Chiến lược B2E bao gồm mọi thứ mà một doanh nghiệp có thể làm để thu hút, tuyển dụng, tham gia, đào tạo, trao quyền và giữ chân nhân viên. Nhưng ở một khía cạnh khác của chiến lược B2E đặc biệt đáng được quan tâm là tác động bao trùm của nó đến cuộc sống hàng ngày của nhân viên.
Một số doanh nghiệp đã và đang triển khai mô hình thương mại điện tử B2E có thể kể đến như:
Coca Cola
Hàng hàng không Delta
Ford Motor
Đặc điểm phân biệt của mô hình B2E:
1️⃣ Mục URL duy nhất cho tất cả mọi người trong tổ chức.
2️⃣ Tổ hợp của các thành phần nhân viên và tổ chức cụ thể
3️⃣ Tiềm năng được tùy biến cao và dễ dàng thay đổi cho phù hợp với từng cá
2. Cách thức hoạt động của mô hình thương mại B2E
B2E là một trong những mô hình thương mại sử dụng mạng máy tính (Internet) cho phép doanh nghiệp cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ tới nhân viên (người lao động trong cùng một công ty hay Tập đoàn).
Công ty sẽ áp dụng mô hình B2E để tiến hành tự động hoá quá trình:
– Cung cấp sản phẩm, dịch vụ, thông tin hay hàng hoá đến cho người lao động
Ví dụ: Doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin sản phẩm, hàng hoá một cách chi tiết thông qua mạng nội bộ. Các dịch vụ có thể được kể đến như bảo hiểm xã hội, chế độ đãi ngộ hay giá bán giá chiết khấu của doanh nghiệp cho nhân viên.
– Nhân viên mua sản phẩm có thể được chiết khấu
Đối với nhân viên khi có nhu cầu mua các sản phẩm của chính doanh nghiệp sẽ được chiết khấu, giảm giá.
– Doanh nghiệp sẽ liên lạc với nhân viên chủ yếu thông qua Internet
Trên các nền tảng Internet, doanh nghiệp có thể dễ dàng liên lạc với nhân viên bất cứ thời điểm nào. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, họ sở hữu một lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước nên họ thường thiết lập Email và Chatbox với tính năng tự động hoá, có thể gửi và nhận bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm.
3.Tại sao B2E lại trở nên quan trọng?
Sự hài lòng của nhân viên là một trong những trọng tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Nếu nhân viên không hài lòng với các công cụ thương mại điện tử của công ty, điều này có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến việc giữ chân nhân viên ở lại. Sự hài lòng chắc chắn có thể dẫn đến tỷ lệ doanh thu cao hơn.
Giữ chân nhân viên là vấn đề quan trọng và cấp thiết vì việc thay đổi nhân viên có thể làm giảm uy tín của một công ty và gây ra những khó khăn tiêu hao về mặt tài chính. Nó làm giảm nhuệ khí của công ty và có thể gây khó khăn cho việc tiếp tục hoạt động.
Do đó, các công ty làm mọi thứ trong khả năng của họ để tăng khả năng giữ chân nhân viên, sử dụng các chiến lược web thành công và xây dựng một nhóm thương mại điện tử thành công. Ưu tiên nhân viên biến họ thành đại sứ cho thương hiệu của bạn. Một trong những tiêu chí và lý do tại sao mà B2E luôn trở nên quan trọng và hữu ích trong quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Lợi ích khi vận hành B2E trong mô hình kinh doanh
Mô hình giao dịch điện tử B2E bao gồm 3 thành phần chính: quá trình kinh doanh trực tuyến, quản lý người lao động trực tuyến và dịch vụ trực tuyến trong cộng đồng môi trường làm việc. Tương đương với 3 thành phần chính kể trên, B2E cung cấp 2 lợi ích chủ yếu đến với cộng đồng bao gồm lợi ích đối với cá nhân người lao động và lợi ích đối với doanh nghiệp.
✅ B2E giúp các doanh nghiệp giảm bớt những gánh nặng về mặt hành chính
Khi ban hành các quy định hay thông báo những thông tin khẩn cấp, doanh nghiệp sẽ không cần phải trực tiếp đến gặp nhân viên. Mà thông qua mô hình B2E, ban lãnh đạo có thể kết nối với nhân viên thông qua mạng Internet một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm công sức thời gian.
✅ Kích thích tinh thần nhân viên, tạo môi trường làm việc hiệu quả
Doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin về quyền lợi, đãi ngộ của nhân viên trên mạng để nhân viên yên tâm làm việc. B2E giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, dịch vụ, sản phẩm. Từ đó nâng cao việc làm tăng năng suất lao động của nhân viên.
✅Nơi cung cấp mọi nguồn thông tin chính xác được chia sẻ nội bộ trong doanh nghiệp
Nhân viên có thể tìm hiểu được quy trình làm việc của doanh nghiệp trên mạng nội bộ.
5. Ứng dụng của B2E là gì?
Mô hình giao dịch điện tử B2E gồm 2 ứng dụng chính là: Ứng dụng hỗ trợ và ứng dụng thực tế.
Với ứng dụng hỗ trợ, B2E được áp dụng trong:
Các tổ chức kinh doanh như những chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến, thông báo phổ biến doanh nghiệp, cung ứng các yêu cầu, báo cáo các lợi ích dành cho nhân viên.
Trong lĩnh vực dịch vụ: sản xuất, giáo dục hay y tế.
Với ứng dụng thực tế, B2E được áp dụng trong các doanh nghiệp lớn như Coca Cola, hàng hàng không Delta hay Ford Motor.
Ví dụ điển hình của mô hình B2E trong ngành thương mại điện tử sản xuất Coca Cola:
Coca Cola là một trong những nhãn hàng sản xuất nước ngọt có gas lớn nhất thế giới. Họ đã áp dụng thành công mô hình B2E trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp. Từ phía người lao động/nhân viên sẽ được trao đổi thông tin để họ có thể nắm bắt được những điều cơ bản như thời gian vận chuyển hàng hoá, số lượng bao nhiêu, lô hàng được sản xuất vào thời điểm nào. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian tra cứu cho người lao động trong việc đóng góp và cống hiến cho doanh nghiệp.
Từ phía doanh nghiệp, bộ phận quản lý, trụ sở coca cola sẽ tiếp nhận ý kiến của người lao động dễ dàng hơn và có thể thay đổi tốt hơn. Điều này không những giúp tăng tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian mà còn giúp tăng tính liên kết chặt chẽ với người lao động trong doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, Coca Cola đã trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới. Không chỉ ở chất lượng sản phẩm mà còn ở trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhân viên. Trở thành nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2017, được đánh giá từ chính nhân viên và khách hàng.
6. Tạm kết
Mô hình thương mại điện tử B2E ngày càng được ưa chuộng và được ứng dụng nhiều trong kinh doanh. Mô hình B2E đáng được thúc đẩy, gây dựng và đầu tư cải tiến. Doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn vào các mô hình kinh doanh tương tự để có thể vừa phát triển công ty vừa gắn kết tình thần giữa doanh nghiệp – người lao động. Chuyên mục kiến thức tài chính tại Tuduyinvest.com sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất hay những bí quyết quản lý đầu tư khoa học đến cho độc giả. Vì thế đừng bỏ lỡ bất cứ bài viết nào mỗi ngày bạn nhé!
One response to “B2E là gì? Tại sao mô hình thương mại điện tử B2E lại quan trọng?”
[…] B2E là gì? Tại sao mô hình thương mại điện tử B2E lại quan trọng? […]