Cảm xúc là thứ dễ bị điều khiển và chi phối nhất khi bước chân vào đầu tư thị trường tài chính. Sự xuất hiện của các hội chứng tâm lý làm cản trở bước tiến của các nhà giao dịch. Một trong những số đó chính là FOMO. Tuy nhiên, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những phương pháp phòng cháy chữa cháy giúp bạn vượt qua hiệu ứng FOMO trong giao dịch tài chính một cách dễ dàng, êm thỏa và không để lại dư chấn.
1. Giải thích về FOMO (Fear of Missing Out)
Nỗi sợ thời đại FOMO (Fear of Missing Out) là một hội chứng tâm lý về nỗi sợ hãi bị quên lãng hay sợ bị bỏ lỡ. Khi bản thân luôn phập phồng lo lắng ngoài kia có thể có thứ gì đó tốt hơn, thú vị hơn mà mình chưa được trải nghiệm. Sợ bỏ lỡ những cơ hội hay những điều quan trọng. Có những con người tài năng hơn, trẻ trung hơn, năng động hơn mà mình chưa từng được gặp. FOMO dẫn đến những cảm giác căng thẳng, lo âu, không hài lòng với thực tại và thậm chí còn gây ra nguyên căn của bệnh trầm cảm.
ĐIỂM CHÍNH 🔷 Nỗi sợ thời đại FOMO (Fear of Missing Out) là một hội chứng tâm lý về nỗi sợ hãi bị quên lãng hay sợ bị bỏ lỡ. 🔷 Hội chứng tâm lý FOMO thường xuất hiện từ độ tuổi 18 – 33 tuổi và phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. 🔷 Khi lo lắng thái quá bạn rất dễ mắc vào cái bẫy của hiệu ứng FOMO. Hội chứng này gắn liền với những cảm giác lo lắng và tự ti về bản thân. 🔷 Không những cần đầu tư hiểu biết vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần giữ tâm thế “đầu lạnh” kiên quyết với những chiến lược của mình để không bị FOMO thao túng. |
Xem thêm:
Giao dịch quyền chọn nhị phân>>>
Margin trong giao dịch tài chính>>>
Những năm gần đây căn bệnh FOMO được tiến triển gia tăng đều là do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội (social media). Cảm giác bản thân bỏ lỡ những điều tuyệt vời, lo sợ và căng thẳng về những điều người xung quanh sẽ đạt được thứ mà mình không làm được và biết được thứ hay ho mà mình bỏ lỡ. Hội chứng tâm lý FOMO thường xuất hiện từ độ tuổi 18 – 33 tuổi và phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
Ví dụ: Khi iPhone 13 mới ra mắt, cho dù chiếc điện thoại hiện tại bạn đang sở hữu vẫn làm tốt nhiệm vụ nhưng bạn vẫn sẽ đổ tiền để mua chiếc iPhone mới vì theo trào lưu ai cũng mua. Bạn sợ rằng ai cũng có iPhone 13 còn bạn thì không. Trong trường hợp này bạn đã mắc phải hiệu ứng tâm lý học FOMO lúc nào mà không hề hay biết.
Hoặc khi vô tình lướt Newfeed, bạn cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy hội bạn thân chụp ảnh vui cười mà trong đó không có bạn? Một ví dụ khác về hội chứng sợ bị bỏ lỡ.
2. Những nghiên cứu về FOMO
Hội chứng FOMO không chỉ xuất hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. FOMO còn gây ra những hậu quả khôn lường trong lĩnh vực tài chính. Khi mắc hội chứng này, con người thường có những suy nghĩ bộc phát, thiếu lý trí và thường đưa ra những quyết định sai lầm. Điển hình là các biến thể của FOMO ở 3 dạng đầu tư tài chính sau:
1️⃣ Hiệu ứng FOMO và chứng khoán
Đặc tính cạnh tranh, ganh đua khốc liệt đòi hỏi con người ta cần phải khẳng định vị thế trên thương trường đầu tư. Do vậy thị trường chứng khoán luôn là hố đen sâu thẳm dành cho những con người luôn cảm thấy kém cỏi hay so sánh bản thân với người khác. Lúc này, cảm xúc đang xâm lấn toàn bộ lý trí. Họ luôn cảm thấy rằng mình đang không làm chủ được cuộc chơi và lao đầu điên cuồng chạy theo số đông vì sợ rằng nếu không sẽ trở thành người tối cổ.
Trong thị trường chứng khoán, khi một mã cổ phiếu nào đó có xu hướng tăng lên đột ngột, bất ngờ con người thường có tâm lý chung muốn mua và đầu tư ngay. Vì đơn giản họ sợ rằng mình sẽ trở thành người lạc hậu nếu như không bắt kịp xu hướng mỗi ngày.
Nắm bắt được điểm yếu tâm lý FOMO, nhiều công ty chứng khoán đã tận dụng thời cơ để kéo giá cổ phiếu nhằm thu hút sự chú ý của các traders. Đến khi đạt đến một ngưỡng giới hạn nào đó, giá cổ phiếu sẽ tự động tụt dốc không phanh. Mưu kế này nhằm lợi dụng những người mắc hội chứng FOMO. Khi giá cổ phiếu đạt mức lý tưởng họ vẫn hy vọng về mức giá cao hơn và không muốn một mình bỏ lỡ cơ hội khi nó đạt ngưỡng đỉnh điểm. Và dĩ nhiên họ sẽ hoàn toàn trở tay không kịp khi mã cổ phiếu lao đầu.
2️⃣ Hiệu ứng FOMO và Forex
FOMO xuất hiện trong Forex là nỗi sợ khi bỏ lỡ cơ hội vào lệnh hay sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền. Do sợ bị bỏ lỡ cơ hội nên nhiều nhà đầu tư đã sử dụng nút lệnh bừa bãi không theo kế hoạch.
Ví dụ:
Khi thị trường đang trên đà tăng, theo như kế hoạch từ trước bạn vẫn sẽ đặt lệnh vào khoảng thời gian sau thời điểm này. Nhưng bạn liền lập tức thay đổi kế hoạch và ấn nút lệnh vì sợ cho rằng bạn sẽ bị bỏ lỡ cơ hội nếu như không tiến hành. Tuy nhiên không nằm ngoài dự đoán, thị trường sụt giảm mạnh. Bạn vẫn mắc hiệu ứng FOMO và cố gắng giữ nút lệnh thêm một khoảng thời gian nữa. Hậu quả là tài khoản của bạn bỗng chốc cháy rụi.
3️⃣ Hiệu ứng FOMO và tiền điện tử
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, FOMO xuất hiện trong tiền điện tử có ít hậu quả nghiêm trọng hơn so với trong chứng khoán và Forex. Nhưng không phải vì thế mà bạn xem nhẹ vấn đề này khi đầu tư Coins. Nhiều tổ chức hay những chuyên gia đầu tư thường tham gia vào dự đoán thổi phồng mức giá để tạo sự chú ý đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Những biến động bất ngờ trên thị trường tiền điện tử có thể lên đến vài trăm ngàn trong thời gian cực ngắn nên cần cẩn thận, vững chắc trong chiến lược đầu tư của mình.
Ví dụ:
Khi đồng xu XYZ tăng mạnh, tâm lý chung của những người mắc hội chứng FOMO là phải sở hữu chúng ngay lập tức. Vì chưa tìm hiểu những nguyên nhân về sự tăng giá này đến từ đâu nên họ rất dễ bị lâm vào tình cảnh tụt dốc nghiêm trọng.
Thực tế gần đây, làn sóng ICO và Bitcoin đang lan tràn khắp mọi nơi. Giá tiền điện tử Bitcoin đột nhiên tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn khiến nhiều nhà đầu tư lào vào mua vì sợ bỏ lỡ xu hướng tăng lên gấp bội phần trong tương lai. Hay khi ICO bùng nổ, nhiều nhà đầu tư thậm chí còn chưa hiểu rõ ICO là gì cũng một mực đầu tư vì cho rằng nhiều người đầu tư mình cũng nên đầu tư.
3. Nguyên nhân dẫn đến FOMO
❌ Nỗi sợ bị bỏ lỡ cơ hội vàng
Không chỉ đơn thuần là định nghĩa cơ bản. Tâm lý sợ hãi bị bỏ qua cơ hội chính là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng FOMO trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Mục đích của các nhà đầu tư là sự thành công về mặt tiền bạc. Sự ám ảnh về lợi nhuận khiến họ mất đi lý trí và thường dẫn đến nước đi sai lệch. Tâm lý sợ không bán hoặc mua cổ phiếu sẽ mất đi cơ hội thu về lợi nhuận lớn.
❌ Chưa tìm hiểu kỹ về thị trường chứng khoán
FOMO thường xảy ra với những người mới tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán. Bởi họ thường không có kinh nghiệm, thiếu kiến thức, chưa hiểu biết về thị trường do vậy rất dễ bị tâm lý cảm xúc chi phối. Hay tâm lý chạy theo số đông. Đặc biệt với những người không có “cái đầu lạnh” sẽ thường xuyên bị FOMO chi phối. Thị trường chứng khoán sẽ là cạm bẫy khổng lồ cho những ai không chịu đầu tư thời gian vào tìm hiểu cặn kẽ, chi tiết.
❌ Kỳ vọng thái quá
Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Kỳ vọng vào một thứ gì đó quá nhiều chắc chắn kết quả đem lại sẽ chỉ là nỗi thất vọng. FOMO sẽ khiến tâm lý của bạn luôn cho rằng cổ phiếu đang tăng vẫn sẽ tiếp tục tăng. Cần phải biết điểm dừng đúng chỗ. Gạt bỏ tâm lý khi cổ phiếu tăng thì cần mua ngay và luôn tránh bị bỏ lỡ.
❌ Tính chủ quan và bi quan
Ngược lại với những nhà đầu tư mới, những nhà đầu tư dạy dặn kinh nghiệm thường mắc phải tính chủ quan và do đó họ có thể xem nhẹ những biến động quan trọng.
Bi quan cũng tương tự. Khi lo lắng thái quá bạn rất dễ mắc vào cái bẫy của hiệu ứng FOMO. Hội chứng này gắn liền với những cảm giác lo lắng và tự ti về bản thân. Con người thường có xu hướng sợ bị quên lãng khi bỏ lỡ một sự kiện, cuộc vui nào đó. Suy nghĩ quán tính và hành động lệch lạc so với kế hoạch đã đề ra ban đầu.
4. Tác hại của FOMO cho Trader (Nhà giao dịch)
Như đã nói ở trên, FOMO là hội chứng tâm lý độc hại nên bài trừ và gạt bỏ. Trong cuộc sống thường ngày, FOMO không chỉ làm gián đoạn cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sức khỏe tinh thần của con người. Sự sợ hãi, căng thẳng luôn trực chờ trong trí óc khiến tâm trí luôn mệt mỏi.
Mặt khác, khi hiệu ứng FOMO xuất hiện trong lĩnh vực đầu tư thì tác hại của nó không chỉ đong đếm bằng sự sụt giảm sức khỏe hay mất tập trung đơn thuần mà còn phải đong đếm bằng tiền bạc và của cải.
Đưa ra những quyết định sai lầm, không thấu đáo, những quyết định cảm tính sẽ chỉ khiến bạn nhận về những rủi ro thua lỗ nghiêm trọng của tình trạng “Mua đỉnh – Bán đáy”. Chỉ cần như vậy thôi cũng đã đủ làm suy sụp, trì trệ kinh tế của hàng ngàn nhà giao dịch.
Nhiều nhà đầu tư bi quan mất niềm tin vào chứng khoán. Suy nghĩ bất cần lệch lạc để giải quyết vấn đề sẽ dễ bị lâm vào khủng hoảng nặng nề.
5. Làm thế nào để vượt qua hiệu ứng FOMO
Nếu không may mắn gặp phải tình trạng hiệu ứng FOMO hay đơn thuần đọc qua những biểu hiện trên thấy giống với bản thân thì đừng quá lo lắng. Tham khảo qua một trong số những giải pháp dưới đây để loại bỏ hội chứng này bạn nhé!
✅ Đầu tư vốn hiểu biết, kiến thức về thị trường chứng khoán
Bạn cần có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực đầu tư tài chính vì ngay cả những nhà giao dịch lâu năm cũng chưa chắc chắn nắm rõ và thao túng thị trường 100%. Chứng khoán thay đổi liên tục hàng ngày do vậy cập nhập thị trường thường xuyên, củng cố phân tích kỹ thuật sẽ là bước đệm định hướng vững vàng để dự đoán xu hướng. Vô hình chung điều đó sẽ làm giảm hiệu ứng FOMO một cách an toàn.
✅ Kiên định với quyết định của bản thân
Giống như thị trường chứng khoán, tâm lý con người cũng rất dễ bị lung lay khi bị tác động. Cập nhập xu hướng hay bắt kịp thông tin là yếu tố cần thiết. Nhưng kỹ năng chọn lọc nguồn thông tin chính thống hay những nhận định an toàn mới là điều bạn cần quan tâm và trau dồi. Giữ một tâm thế vững vàng trước luồng sóng dư luận để tránh bị mắc bẫy FOMO.
Để kiên định với quyết định của mình, nhà đầu tư cần đưa ra bản kế hoạch cụ thể chi tiết phù hợp với mục đích của bản thân. Không hấp tấp, vội vàng thay đổi quyết định mà hãy tuân thủ đúng từng bước chiến lược.
✅ Chọn đúng thời điểm cắt lỗ
Linh hoạt trong việc chọn thời điểm cắt lỗ phù hợp. Khi giá cổ phiếu có dấu hiệu giảm, đừng đợi hãy cắt lỗ ngay lập tức trước khi quá muộn. Việc cắt lỗ sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ nếu như bạn biết tận dụng đúng thời điểm.
✅ Giữ tâm thế “cái đầu lạnh”
Cảm xúc là yếu tố chính chi phối hiệu ứng FOMO. Do đó một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ hành động dựa trên cả con tim và lý trí. Họ luôn giữ một cái “đầu lạnh” để ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống.
6. Tạm kết
Hiệu ứng FOMO đang cản trở con đường dẫn đến thành công của bạn. Đừng biến dạng suy nghĩ của bản thân theo chiều hướng phi lý gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, tiền bạc của bản thân. Thay vào đó hãy tích cực xây dựng những suy nghĩ tích cực hay những kiến thức căn bản giúp bạn đầu tư có lợi trong chứng khoán, forex hay tiền điện tử. Thực hiện mọi biện pháp chống chế nhằm tránh bị FOMO ăn mòn lý trí. Đầu tư chứng khoán chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng chắc hẳn có một sự thật không bao giờ sai chính là người kiên định có căn cứ là người không bao giờ thua.
One response to “FOMO là gì? Làm thế nào để vượt qua hiệu ứng FOMO trong giao dịch tài chính?”
[…] Hội chứng sợ bị bỏ lỡ FOMO không chỉ cản trở những rào cản về tâm lý đơn thuần. Bên cạnh tác động đến tâm lý con người, FOMO còn khiến những nhà đầu tư điêu đứng trước thảm cảnh thua lỗ của chính mình. Hội chứng FOMO hiểu đơn giản là khi bạn đang nắm giữ một đồng coin, đồng coi bỗng chốc lên giá vùn vụt và bạn cho rằng nếu mình không bán ngay lúc này sẽ lỡ mất cơ hội lớn. Một điều đáng mứng là hội chứng FOMO chỉ xuất hiện ở những ngày đầu tiên khi mới tham gia thị trường đầu tư và gây ảnh hưởng đến những nhà đầu tư mới. Theo thời gian tu luyện, khả năng phán đoán phân tích thị trường đi lên. Do vậy, hội chứng này cũng vì đó mà biến mất. […]