NFP và những điều bí mật mọi người nên biết về chỉ số Nonfarm Payrolls

chỉ số nonfarm payroll

Nội dung bài viết

Cơ cấu chỉ số NFP đại diện cho số lượng công nhân được trả lương ở bất kỳ doanh nghiệp nào tồn tại trên đất Mỹ và cung cấp thông tin về tốc độ lạm phát cũng như tình hình tăng trưởng kinh tế nói chung. NFP tác động đến tất cả mọi lĩnh vực và có thể dịch chuyển thị trường một cách kịch tính. Tầm quan trọng của NFP đang ngày càng được đề cao. Vậy NFP hay chỉ số Nonfarm payrolls là gì? Cách mà các chuyên gia tài chính dự đoán chỉ số Nonfarm payroll?

1. Chỉ số Nonfarm payroll

Nonfarm payrolls (NFP) là bảng báo cáo thực trạng việc làm lao động của người Mỹ trong tháng (ngoại trừ công việc nông nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận và các công việc tư nhân) do Bộ Lao động Hoa Kỳ chịu trách nhiệm phát hành và thông qua.

Nói một cách dễ hiểu hơn, Nonfarm payrolls là bảng thống kế số lượng người có việc làm và đi kèm là tỷ lệ thất nghiệp trên đất nước Mỹ. Bảng báo cáo việc làm được sử dụng như một thước đo về tình trạng sức khỏe kinh tế có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực trên thị trường.

Dữ liệu Nonfarm payrolls được cung cấp đều đặn vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng. NFP cung cấp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện giúp đánh giá chỉ số GDP bình quân cũng như các dữ liệu sản xuất trong tương lai.

ĐIỂM CHÍNH
🔷 Nonfarm payrolls là bảng thống kế số lượng người có việc làm và đi kèm là tỷ lệ thất nghiệp trên đất nước Mỹ.
🔷 Dữ liệu Nonfarm payrolls được cung cấp đều đặn vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng. Trong 1 năm sẽ có 12 lần công bố bảng dữ liệu.
🔷 Khi NFP giảm hoặc không đáp ứng được nhu cầu dự đoán thì đây được coi là tin xấu đến thị trường chứng khoán.
🔷 Bảng lương phi nông nghiệp bị chi phối bởi 3 thành phần chính: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, Tỷ lệ thất nghiệp, Thu nhập trung bình hàng giờ. 

Xem thêm:

Chỉ số ROS>>>

Chỉ số YOY>>>

Chỉ số lạm phát>>>

tại sao chỉ số nfp lại quan trọng?

Tỷ lệ người dân có công ăn việc làm càng cao đem lại tín hiệu tốt cho sản lượng kinh tế và dấu hiệu tích cực cho một nền kinh tế vững chắc. Ngược lại, nếu bảng lương phi nông nghiệp xấu hay liên tục giảm sút chứng tỏ nguy cơ suy thoái kinh tế dễ xảy ra.

2. Chỉ số Nonfarm payrolls có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường?

Như đã nói ở trên, Nonfarm payrolls là bảng dữ liệu cung cấp tỷ lệ phần trăm số lượng công nhân có việc làm hoặc thất nghiệp ở các doanh nghiệp trên toàn bộ lãnh thổ của nước Mỹ. Bảng dữ liệu đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Bởi mọi người đều biết về giá trị và sức mạnh của đồng USD.

Tác động của NFP không chỉ trên thị trường tài chính đơn thuần mà còn tràn lan sang các lĩnh vực cụ thể như chứng khoán, ngoại hối, kho bạc và hàng hóa xuất nhập khẩu. Công ăn việc làm chính là thước đo đánh dấu sự tăng trưởng hay sụt giảm của một quốc gia.

Do đó tỷ lệ việc làm càng cao sẽ dẫn đến lãi suất và đồng ngoại tệ ngày càng kiên cố và vững bền trên thương trường tài chính. Mối tương quan giữa Nonfarm payrolls và thị trường ngày càng được phân hóa ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể là:

📊Ảnh hưởng của NFP đến thị trường chứng khoán

Kinh tế là một trong những nhân tố tác động đến chỉ số phát triển thị trường chứng khoán. Một nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều cơ hội giao dịch trên thị trường chứng khoán. Do vậy, NFP không chỉ được sử dụng để đo lường sự tăng trưởng của nền kinh tế mà nó còn xác định mức độ tăng trưởng đến các giao dịch thị trường chứng khoán nói chung.

Chẳng hạn, khi NFP tăng tức là thị trường chứng khoán Mỹ cũng vì đó mà tăng theo. Các nhà giao dịch chứng khoán sẽ có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các sàn chứng khoán có trụ sở tại Mỹ như NASDAQ, S&P 500 hay Dow Jones.

Mặt khác, khi NFP giảm hoặc không đáp ứng được nhu cầu dự đoán thì đây được coi là tin xấu đến thị trường chứng khoán. Chỉ số NFP giảm đang nói lên một nền kinh tế thất bại. Những số liệu thống kê sẽ khiến các nhà giao dịch chứng khoán mất niềm tin vào thị trường và mất niềm tin vào các chỉ số chứng khoán Mỹ.

📊Tác động của Nonfarm payrolls đến thị trường Ngoại hối

NFP cung cấp thông tin tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và giúp FED đưa ra những định hướng tăng giảm lãi suất để ổn định giá đồng đô la Mỹ. Tương tự với đó, các nhà giao dịch ngoại hối sẽ dựa vào bản dữ liệu phát hành của NFP để xác định tình trạng kinh tế khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ điều chỉnh lãi suất trên thị trường Mỹ. Lãi suất lại ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng USD hay nói cách khác là ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường ngoại hối.

Khi NFP tăng điều đó dễ dàng thấy rằng nền kinh tế lành mạnh. Mức sống của người dân từ đó cũng dễ dàng được cải thiện. Nhu cầu trong và ngoài nước cũng tăng theo. Việc chi tiêu nhiều hơn dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội GDP cao hơn. Vô hình chung về nhu cầu tăng trưởng của đồng đô la Mỹ.

Mặt khác khi bảng lương phi nông nghiệp giảm cho thấy dấu hiệu của một nền kinh tế đang hoạt động không tốt. Tăng chi tiêu của chính phủ và giảm thuế. Dẫn đến giảm cán cân thương mại. Trong tình hình như vậy, giá trị của đồng đô la Mỹ sẽ bị tụt giảm đáng kể.

3. Những trường hợp có thể xảy ra với chỉ số Nonfarm Payrolls

Thực tế cho thấy, 3 trường hợp phổ biến nhất có thể diễn ra với chỉ số Nonfarm Payrolls sẽ là:

🔸 Trường hợp 1: NFP cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ dẫn đến nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng mạnh ➡️ USD tăng📈

Dựa vào chỉ số NFP để thấy được chiều hướng phát triển của kinh tế Mỹ. Khi NFP cao, người lao động có công việc và được chi trả lương tốt. Dấu hiệu đó dẫn đến sự phát triển tích cực của đồng đô la Mỹ trong tương lai. Với trường hợp này, các nhà đầu tư sẽ đổ xô mua đồng đô la Mỹ với hy vọng sự tăng giá sau này.

🔸 Trường hợp 2: NFP ổn định thì phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp để đánh giá

Khi thị trường không có quá nhiều biến động thì NFP cũng sẽ ổn định. Nếu NFP không thay đổi thì hãy nhìn vào tỷ lệ thất nghiệp để đánh giá tình hình tăng trưởng.

🔸 Trường hợp 3: NFP thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến nền kinh tế suy thoái mạnh mẽ ➡️ USD giảm sâu📉

Trường hợp diễn biến xấu nhất mà không ai mong muốn nó xảy ra với nền kinh tế Mỹ. Tỷ lệ việc làm giảm mạnh tương đương với đó là nền kinh tế trì trệ hoặc suy thoái nghiêm trọng. USD sẽ bị hạ giá bởi nhu cầu bán ra quá cao.

4. Điều gì chi phối chỉ số Nonfarm payrolls?

Bảng lương phi nông nghiệp cơ bản sẽ bao gồm 3 phần chính:

1️⃣ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (NonFarm Employment Change)

Tỷ lệ phần trăm người dân Mỹ đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm nằm trong độ tuổi lao động từ 18-65 tuổi. Tỷ lệ này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của đồng đô la Mỹ nếu nó tăng và ngược lại.

2️⃣ Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)

Tỷ lệ phần trăm người dân Mỹ đang không có việc làm nằm trong độ tuổi lao động từ 18-65 tuổi. Đây là tỷ lệ quan trọng biểu hiện sự suy yếu của nền kinh tế.

3️⃣ Thu nhập trung bình hàng giờ (Average Hourly Earnings)

Trung bình thu nhập bình quân mỗi người theo giờ cho biết mức trung bình lương thay đổi ra sao. Từ đó đem đến góc nhìn toàn cảnh về chi tiêu và lạm phát trong tương lai.

5. Làm thế nào để dự đoán chỉ số Nonfarm payrolls?

Trước mỗi thời điểm công bố bảng lương phi nông nghiệp của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) thường sẽ là khoảng thời gian dự báo của các chuyên gia hoặc các nhà kinh tế lớn về tỷ lệ phần trăm NFP. Có nhiều cách để dự đoán chỉ số NFP. Dưới đây sẽ là phương thức dự đoán NFP từ 5 ngân hàng lớn của Mỹ.

Theo Westpac, họ cho rằng NFP tháng tới sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn tháng vừa qua khoảng 500K. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm từ 4,8 % xuống còn 4,7 %.

Tuy nhiên, với ING họ lại cho rằng việc tăng trưởng biên chế việc làm chỉ ở mức 450K. Họ lập luận rằng với số tiền tích lũy có được nhiều người sẽ không vội tìm kiếm một công việc không hứng thú.

Còn RBC Economics đưa ra mức dự kiến là 480K so với tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đáng kể bởi tâm lý tìm kiếm việc làm phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Với kỳ vọng 450K việc làm trong tháng tới nhưng Danske chỉ dám đưa ra con số dự đoán là 425K.

Cao nhất chắc chắn là con số dự đoán khổng lồ của TDS là 550K. Họ dự đoán mức tăng trưởng mạnh trong thu nhập bình quân theo giờ tăng 0,5 % so với tháng trước.

6. Lịch công bố chỉ số Nonfarm payrolls sắp tới?

Bảng dữ liệu Nonfarm Payrolls thường được Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố vào ngày thứ 6 đầu tiên của tháng. Trong 1 năm sẽ có 12 lần công bố bảng dữ liệu.

theo dõi lịch công bố chỉ số nfp để giao dịch hiệu quả

Khung giờ công bố (theo múi giờ Việt Nam):

  • Mùa hè: 19h30
  • Mùa đông: 20h30

Chỉ số được công bố trong bản tin Nonfarm Payrolls bao gồm:

  • Chỉ số công bố kỳ này
  • Chỉ số dự báo
  • Chỉ số kỳ trước
http://investing.com

7. Tạm kết

Chỉ số Nonfarm Payrolls có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thị trường Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Căn cứ vào NFP để đưa ra dự đoán và định hướng đầu tư chứng khoán, ngoại hối và cân bằng tài chính. Để không bỏ lỡ những kiến thức đầu tư hay và thú vị trên trang web Tu Duy Invest, hãy đăng ký và kết nối với chúng tôi ngay nhé!

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

2 responses to “NFP và những điều bí mật mọi người nên biết về chỉ số Nonfarm Payrolls”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: