Bán khống là một khái niệm rất phổ biến trong giao dịch phái sinh, nếu bạn là nhà giao dịch ngoại hối thì chắc hẳn không còn xa lạ với công cụ giao dịch phái sinh này
1. Bán khống
Khái niệm bán khống trong giao dịch tài chính phái sinh
Bán khống tên Tiếng Anh là Short Selling – đây là hình thức giao dịch bằng tài sản vay mượn của người khác, sau đó dùng tài sản vừa vay mượn để bán trực tiếp ra ngoài thị trường với mong muốn mức giá tài sản sẽ tụt giảm và bạn sẽ có cơ hội mua lại ở mức thấp hơn, để đạt lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Tuy không sở thực sự hữu tài sản nhưng nhà giao dịch sở hữu sức mua/ bán giao dịch và được lời khi tài sản bán ra vượt mức lợi nhuận lớn hơn so với mức giá ban đầu. Bán khống được coi là hình thức đầu cơ giá xuống thông minh khi nhà đầu tư/ nhà giao dịch biết cách tạo ra lợi nhuận từ mức chênh lệch giá mua bán trên thị trường, cụ thể là sự giảm sút thị trường của chứng khoán trong giao dịch tài chính phái sinh.
Người bán khống sẽ kiếm lợi nhuận từ khoản tiền chênh lệch giữa lúc bán tài sản đó ra ngoài thị trường và lúc mua lại. Tuy nhiên, để thực hiện bán khống họ vẫn sẽ phải trả những chi phí phát sinh liên quan. Đặc biệt, người bán khống phải ký cam kết mua lại số tài sản đó trong thời gian tới. Do đó, nếu giá tài sản giảm xuống như dự định ban đầu, họ sẽ kiếm được lợi nhuận và ngược lại, sẽ phải chịu tổn thất nếu như giá tài sản tăng lên. Bán khống là hình thức đầu tư khá phức tạp, chỉ được yêu cầu thực hiện ở những thị trường chứng khoán lớn mạnh về tính thanh khoản.
2. Những ví dụ về bán khống
- Ví dụ 1:
Ở thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu của VIC đang ở mức tương đối cao. Nhưng theo tính toán và dự đoán có căn cứ, anh A cho rằng giá cổ phiếu VIC sẽ giảm trong vài tháng tới. Hiện tại, giá cổ phiếu VIC là 95000 VNĐ và nó có thể sẽ giảm xuống 90000 VND trong thời gian tới. Nhận định được điều đó, anh A thông qua công ty môi giới để mượn 1000 cổ phiếu. Đương nhiên, anh ấy sẽ ký cam kết quỹ rằng sẽ mua lại cổ phiếu. 1000 cổ phiếu được bán ra thị trường và thu về 95.000.000 VNĐ. Sau đó, giá cổ phiếu đã dao động và tụt xuống 90000 VND. Nhân thời cơ, anh A mua lại 100 cổ phiếu VIC với mức giá 90.000.000 VNĐ như đã cam kết mua lại cổ phiếu cho công ty môi giới chứng khoán. Kết lại, anh A vẫn có mức lợi nhuận chênh lệch giữa số tiền bán và số tiền mua lại là 5.000.000 VNĐ.
- Ví dụ 2:
Việt Nam xưa nay có truyền thống tích trữ vàng trong nhà thay vì gửi ngân hàng. Điều đó thường xảy ra ở những người khá lớn tuổi. Giả sử mẹ bạn tích trữ rất nhiều vàng. Bạn lại đang muốn làm ăn đầu tư sinh lời. Thông qua sự phân tích, đánh giá thị trường kỹ càng bạn quyết định mượn mẹ 10 cây vàng có giá 40 triệu và cho rằng trong 6 tháng tới giá vàng sẽ giảm còn 30 triệu/cây vàng. Ban đầu, khi bán đi bạn thu về được 400 triệu. Nhưng chỉ trong vòng 2 tháng sau, giá vàng tụt dốc bất ngờ còn 30 triệu/cây vàng. Bạn nhanh chóng mua lại 10 cây vàng trên thị trường để trả lại mẹ. Nhưng vẫn thu về được 100 triệu trong tay.
Cả 2 ví dụ trên đều được gọi là bán khống. Thị trường bán khống không bị giới hạn bởi bất kỳ hình thái tài sản nào. Tài sản bán khống có thể là vàng, tiền điện tử, hàng hoá, chứng khoán, cổ phiếu…Từ đây là suy ra được công thức tính lợi nhuận khi bán khống:
Lợi nhuận = (Giá bán – Giá mua lại) x Số lượng tài sản – Chi phí giao dịch phát sinh
Chi phí giao dịch phát sinh khi thực hiện bán khống bao gồm: Lãi suất ký quỹ, chi phí vay mua cổ phiếu, cổ tức và các khoản phải thanh toán khác.
3. Bán khống trong giao dịch CFD ngoại hối, chỉ số chứng khoán
CFD là viết tắt của cụm từ Contract For Difference hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch thực hiện nhờ vào khoảng chênh lệch giá của tài sản tại thời điểm mở lệnh và đóng lệnh. Đối với hợp đồng CFD, người giao dịch có thể đặt lệnh về mức giá bán hoặc mua tài sản nào đó mà bạn không cần sở hữu ở thời điểm hiện tại hay còn gọi là hình thức đầu cơ dựa trên giá của một tài sản. Bán khống CFD cũng là một trong những hoạt động đầu cơ hữu hiệu dành cho các nhà giao dịch dày dặn kinh nghiệm. Để các bạn có thể hiểu hơn về hình thức bán khống trong giao dịch CFD, cùng đọc qua ví dụ sau đây nhé!
Ví dụ 1: Bán khống CFD để làm hàng rào bảo vệ tài sản của chính mình
Anh A sở hữu một số cổ phiếu Blue chip từ Mỹ. Danh mục đầu tư mà anh A lựa chọn có trị giá lên tới 10.000 USD. Sau một khoảng thời gian đầu tư, anh A dự đoán rằng thị trường đang có sự điều chỉnh nhưng lại không muốn bán cổ phiếu đó. Trong trường hợp này, để bảo vệ danh mục đầu tư, anh ấy đã sử dụng hợp đồng CFD cho chỉ số phản ánh 30 cổ phiếu lớn nhất của Mỹ. Anh A biết rằng nếu mở vị thế bán thì đồng nghĩa rằng vị thế mua sẽ bị vô hiệu hoá. Bên cạnh đó quy mô của một vị thế cần thiết để có thể bảo vệ danh mục đầu tư là 0,05 lot tương ứng 10.000 USD. Do đó, khi các cổ phiếu trong danh mục giảm giá, anh A có thê hưởng lợi từ vị thế bán CFD.
Việc bán khống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi tích hợp sử dụng hợp đồng chênh lệch CFD. Giờ đây, nhà đầu tư không cần sở hữu tài sản mà vẫn có thể đầu cơ tích trữ. Thay vì mua cổ phiếu thực, nhà đầu tư có thể dựa vào biến động giá và đầu tư dựa trên phán đoán, phân tích thị trường. Đó là lý do tại sao, bán khống chứng khoán thông qua CFD luôn trở nên thu hút đối với bất kỳ nhà đầu tư nào
4. Đặc điểm của giao dịch bán khống
5. Đặt lệnh bán khống như thế nào?
✅ Các bước thực hiện giao dịch bán khống cơ bản
Bước 1: Nhà đầu tư cần tìm hiểu và chọn lựa đại lý môi giới uy tín để mượn chứng khoán.
Bước 2: Lệnh bán khống sẽ được đặt tương tự như khi bạn mua 1 cổ phiếu thông thường (như lệnh BUY). Tuy nhiên khi nhấn lệnh thay vì chọn BUY bạn nhấn chọn SELL. Tức là, bạn sẽ chọn loại tài sản bạn muốn mua và chọn phần “Bán”.
Lưu ý: Với bước này, bạn cần có tài khoản ký quỹ mới thực hiện được lệnh bán khống và sẽ phải trả lãi suất cho các khoản vay của mình.
Bước 3: Khi chứng khoán giảm giá, nhà đầu tư sẽ chốt giao dịch với mức giá thấp hơn để mua.
Bước 4: Trả lại chứng khoán đã mua và chi trả lãi suất cho nhà môi giới
✅ Các bước bắt đầu giao dịch bán khống CFD
Bước 1: Hiểu về các hoạt động của CFD
Bước 2: Tạo 1 tài khoản giao dịch tại sàn giao dịch Mitrade (Mitrade.com/vn)
Bước 3: Xây dựng chiến lược
Bước 4: Chọn nền tảng (Web trader hoặc ứng dụng app)
Bước 5: Bắt đầu đặt lệnh
✅ Khi nào nên bán khống chứng khoán? Thời điểm vàng để bán khống chứng khoán?
Việc dự đoán được tỷ giá tương lai góp phần quan trọng cốt lõi cho việc bán khống chứng khoán. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dự đoán đúng 100%, chúng ta cần căn cứ vào những trường hợp cụ thể xảy ra trên thị trường để căn cứ sao cho hợp lý
Trường hợp 1: Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng
Chắc hẳn nhà đầu tư không còn xa lạ với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008. Hay mới gần đây thôi, đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế suy thoái trầm trọng. Dựa vào những thời điểm đó, bạn cần biết cách tận dụng thời cơ để đem đến hiệu quả bán khống tuyệt vời nhất
Trường hợp 2: Khi công ty xảy ra bê bối
Với giá cổ phiếu của những công ty nổi tiếng trên thế giới. Tầm quan trọng của danh tiếng rất có ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty đó. Chỉ cần đại diện của công ty dính vào vụ scandal là chỉ trong sớm mai giá cổ phiếu sẽ tụt đáy ở mức khó lường trước
Ví dụ: Vụ Scandal khí thải Diesel năm 2015 của Volkswagen dưới đây. Giá cổ phiếu sụt giảm được tô đậm màu vàng chỉ ngay sau khi vụ bê bối xảy ra
Trường hợp 3: Khi công ty chưa đạt mức lợi nhuận mong muốn
Những công ty tài chính chứng khoán thường có thói quen công bố báo cáo tài chính thường niên. Những nhà đầu tư hãy căn cứ vào lợi nhuận báo cáo đó để biết được họ đã đạt mức lợi nhuận mong muốn đề ra hay chưa
6. Rủi ro khi thực hiện lệnh bán khống là gì?
- Rủi ro mất tiền khi mua vào giá thấp nhưng bán khống với giá cổ phiếu cao hơn. Bạn sẽ bị lỗ một khoản lớn nếu không cắt lỗ gấp.
- Rủi ro từ lãi suất gia tăng khi vay tiền từ các cổ phiếu quỹ để mua cố phiếu. Việc vay tiền này cũng xem như một loại vay thế chấp, bạn sẽ phải trả lãi suất mà có khi còn cao hơn mức lợi nhuận kiếm được.
- Rủi ro về sai thời điểm. Bạn có thể mắc sai lầm khi định giá một công ty ở thời điểm cổ phiếu đang tăng giá, do đó rất lâu cổ phiếu sẽ giảm hoặc vẫn giữ mức ổn định.
Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi bán khống
Bán khống giống như việc bạn tham gia chơi xổ số, ngẫu nhiên tăng giảm sẽ phụ thuộc vào thị trường. Những dự đoán của bạn chỉ là căn cứ cá nhân không thể chính xác hoàn toàn. Do đó dưới đây, tôi sẽ đưa ra một vài biện pháp phòng tránh rủi ro cho bạn:
- Giải pháp 1: Lựa chọn điểm mua – điểm bán uy tín, hợp lý về giá cả là bước đầu giảm thiểu thua lỗ cơ bản nhất
- Giải pháp 2: Giới hạn khoản thua lỗ ở mức dưới 10%
- Giải pháp 3: Bán khống khuyến cáo chỉ dành cho những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm dày dặn để đối phó với thị trường
7. Điều nên lưu ý khi thực hiện bán khống
Không thể phủ nhận bán khống là phương pháp giúp bạn kiếm được lợi nhuận một cách nhanh chóng từ việc giảm giá của thị trường. Cơ hội về bán khống ngày nay được tiếp cận với nhiều nguồn tài sản/sản phẩm khác nhau. Nhưng đổi lại với vẻ hào nhoáng bên ngoài, khả năng đầu tư theo hình thức bán khống cũng đem lại không ít những bất mãn cho nhà giao dịch. Do đó, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng trước khi rót tiền. Để giảm bớt những nặng nề và khó khăn khi bán khống, chúng ta cần lưu ý sơ qua những điều sau đây:
- Nếu giá cứ tăng mãi thì số tiền bạn mất cũng sẽ tăng mãi.
- Đi kèm với lệnh bán khống là các khoản phí giao dịch và thuế hoá.
- Bán khống chứng khoán luôn song hành với rủi ro thị trường.
- Mức phí vay cổ phiếu thời gian đợi chờ để giao dịch (bán) sẽ ảnh hưởng tương đối nhiều với mức lợi nhuận của bạn. Do đó cần phải chọn những loại cổ phiếu tốt, đặc biệt là những loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao để hạn chế về rủi ro tài chính.
8. Ưu và nhược điểm của bán khống
Ưu điểm | Nhược điểm |
🔸 Vừa có cơ hội kiếm lợi nhuận từ xu hướng thị trường tăng vừa có khả năng nhân đôi lợi nhuận khi thị trường sụt giảm.🔸 Cần ít vốn ban đầu mà vẫn có thể mang lại lợi nhuận cao.🔸 Bán khống có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau.🔸 Bán không được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đầu cơ thu lợi nhuận, đảm nhận vị thế mua/bán. | 🔹 Chiến lược rủi ro về cả mặt lý thuyết và thực tế.🔹 Phương pháp bán khống chưa được cho phép tại Việt Nam.🔹 Có thể chịu rủi ro thu hồi trong trường hợp người cho vay muốn thanh lý vị thế và thu hồi chứng khoán đã cho vay. Trong trường hợp này các nhà giao dịch sẽ gặp bất lợi lớn. |
9. Tạm kết
Bán khống là chiến lược đầu cơ thông minh dành cho những nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính phái sinh. Hiểu được cách thức hoạt động của lệnh bán khống là bước đầu giúp bạn định hình được công cụ kiếm lợi nhuận béo bở này. Để có thể chắc chắn đầu cơ vào tỷ giá hạ sàn bạn cần đọc qua những rủi ro mà lệnh bán khống gây ra để có nước đi phù hợp cho quá trình giao dịch của chính mình. Đừng quên những giải pháp phòng tránh thua lỗ để có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất nhé!
One response to “Bán khống là gì? Giao dịch bán khống hàng hóa cổ phiếu chứng khoán ngoại hối như thế nào?”
[…] Bán khống là gì? Giao dịch bán khống hàng hóa cổ phiếu chứng khoán ngoại hối … […]