Khái niệm về Commodity là một thuật ngữ rất đáng để liệt kê vào số tay kinh doanh của bạn. Sự xuất hiện và bùng nổi của thị trường Commodity đã làm thay đổi cục diện thế giới hàng ngàn năm qua về lĩnh vực kinh tế thị trường đa chức năng. Vậy Commodity là gì, tại sao những nhà kinh doanh lại coi trọng Commodity đến vậy? Bài viết dưới đây của Tuduyinvest sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng về Commodity.
1. Commodity là gì?
Sơ lược khái niệm về Commodity
Commodity – được dịch sang tiếng Việt là hàng hóa, vật liệu hay mặt hàng. Tuy nhiên Commodity không phải là hàng hóa thông thường. Commodity là những nguyên liệu, vật liệu thô tự nhiên được vận chuyển, mua – bán nhằm mục đích chế tạo, sản xuất ra những hàng hóa mang tính cần thiết cho cuộc sống con người. Về cơ bản, hàng hóa (Commodity) là sản phẩm hoặc nguyên vật liệu thô được sử dụng trong thương mại. Commodity được tiêu chuẩn hoá và có thể thay thế cho nhau.
Ví dụ: dầu mỏ, gỗ, kim cương, đá quý, vàng, bạc,…
Để làm rõ hơn về đặc trưng của Commodity, hiện nay người ta chia chúng ra làm 4 loại chính:
- Hàng hóa kim loại hay còn gọi là hard commodity: tài nguyên thiên nhiên cứng (đồng, vàng, kim cương…)
- Hàng hóa nông sản hay còn gọi là soft commodity: sản phẩm nông nghiệp (lương thực – thực phẩm: ngô, gạo, khoai, sắn…)
- Hàng hóa năng lượng: các loại nhiên liệu hóa thạch phổ biến như gas hoặc dầu mỏ
- Hàng hóa thực phẩm: mặt hàng thịt động vật tươi sống
Bên cạnh đó, người ta còn phân chia ra 2 thuật ngữ là hàng hoá cứng (vàng, dầu thô), hàng hoá mềm (lương thực thực phẩm).
2. Định nghĩa Commodity trong tiếng anh
Commodity được định nghĩa trong tiếng Anh là một product hoặc một substance mà có thể giao dịch, mua hoặc bán. Dĩ nhiên product hoặc substance đó phải có giá trị và đem lại nguồn lợi tài chính cho người giao thương
Ngoài thuật ngữ “commodity”, ngày nay người ta còn phát triển thêm nhiều những thuật ngữ liên quan đến hàng hóa như: commodity trading, commodity market, commodity money. Tất cả đều được bắt nguồn từ “commodity”, vậy chúng có những đặc điểm gì giống và khác so với thuật ngữ gốc? Đọc tiếp bài viết để biết lý do tại sao nhé!
3. Commodity money là gì?
Commodity money hay tiền hàng hóa là một mặt hàng có giá trị sử dụng như một phương tiện trao đổi trung gian. Nó có giá trị ngay cả khi nó không được sử dụng như tiền. Chính mặt hàng đó vừa có giá trị về mặt tiền bạc nội tại vừa có thể đảm nhận chức năng hàng hóa. Tức là vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị trao đổi (value in use và value in exchange)
Ví dụ: Vàng và bạc được coi là tiền hàng hóa vì chúng có thể sử dụng để đổi lấy dịch vụ hoặc hàng hóa khác
Tương tự với hàng hóa, tiền hàng hóa cũng được chia ra làm 2 loại khác nhau:
- Tiền hàng hóa kim loại (hóa tệ kim loại)
- Tiền hàng hóa không phải kim loại (hóa tệ không phải kim loại)
4. Commodity market là gì?
Commodity market – thị trường hàng hóa là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Nơi mà các tiểu thương hay những nhà kinh doanh tập trung phát triển nguồn lực của họ thông qua việc bán hàng được gọi là thị trường hàng hóa
Hiểu một cách đơn giản, những khu chợ cóc, siêu thị hay trung tâm thương mại là mô hình thực tế của thị trường hàng hóa trực tiếp. Những sàn thương mại điện tử là thị trường hàng hóa trực tuyến
Thị trường hàng hóa ra đời đảm nhận chức năng thực hiện các hoạt động giao thương cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cho người mua trên cả nước
5. Thị trường hàng hóa có những loại nào?
Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi và số lượng hay vị trí của người mua, dựa vào biểu hiện nhu cầu, người ta chia thành những loại sau:
HÌNH THÁI VẬT CHẤT HÀNG HÓA | VỊ TRÍ, SỐ LƯỢNG NGƯỜI TRAO ĐỔI | BIỂU HIỆN NHU CẦU |
Thị trường hàng hóa Hình thái thị trường hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình.Bao gồm thị trường hàng hóa tiêu dùng và thị trường nguyên vật liệu sản xuất | Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Hình thái thị trường hàng hóa đông đảo lượng người mua-bán tại một vị trí nào đó. Hàng hóa phải đáp ứng tính đồng nhất và không ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh | Thị trường thực tế Những nhu cầu của khách hàng đều được đáp ứng thông qua những hệ thống cung cấp hàng hóa dịch vụ của các đơn vị kinh doanh được coi là thị trường thực tế |
Thị trường dịch vụ Hình thái thị trường không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, nhưng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người | Thị trường độc quyền Hình thái thị trường độc quyền mua và bán. Thị trường này có quyền kiểm soát và chi phối thị trường | Thị trường tiềm năng Khách hàng có nhu cầu và khả năng chi trả nhưng chưa được thỏa mãn nhu cầu đều là thị trường tiềm năng |
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Hình thái thị trường có cả độc quyền lẫn cạnh tranh | Thị trường lý thuyết Thị trường nằm trong khả năng phát triển kinh doanh |
6. Những sàn giao dịch hàng hóa “sôi động” trên thế giới:
Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo: mặt hàng giao dịch về nông nghiệp, năng lượng, kim loại
Sàn giao dịch hàng hóa New York: vẫn là cung cấp giao dịch mặt hàng năng lượng và kim loại
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago: những mặt hàng thực phẩm liên quan đến thịt, tiền tệ
Sàn giao dịch hàng hóa xuyên lục địa: cung cấp nhiên liệu
Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam: nông sản, nguyên liệu sản xuất công nghiệp và hơn 25 loại hàng hóa khác nhau
7. Các yếu tố tác động đến giá giao dịch hàng hoá
Mỗi loại hàng hóa đều bị chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động khác nhau. Đối với giá trị hàng hoá thường bị biến động mạnh mẽ nhất khi dư thừa hoặc thiếu thốn (còn gọi là quy luật cung cầu) trên thị trường giao dịch. Bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố khác như USD hay thời tiết cũng góp phần không nhỏ vào quá trình xê dịch của giá cả.
Nguồn cung trong giao dịch
Nguồn cung hàng hoá rất dễ bị tác động bởi sự can thiệp của Chính phủ, điều kiện thời tiết và tình hình chính trị khu vực.
Ví dụ: Nhà máy sản xuất dầu lớn nhất Saudi Arabia bị tấn công bởi máy bay không người lái. Vụ tấn công đó đã khiến nhà máy thiệt hại lượng dầu nước giảm còn 5 triệu thùng/ngày. Tương đương với 5% nguồn cung dầu thô trên thế giới. Nguồn cung giảm, nhưng nguồn cầu vẫn tiếp tục tăng khiến cho giá dầu thô tăng vọt.
Nguồn cầu trong giao dịch
Nguồn cầu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về sức khỏe nền kinh tế và thói quen mua sắm của mọi người.
Ví dụ: Do những cảnh báo về sức khỏe, hiện nay nhiều người đang cố gắng cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn. Chính vì thế nhu cầu mua đường sẽ giảm sâu, nguồn cung lại tăng lên cao vọt khiến cho giá cả về đường mía bị thấp đột ngột.
Ảnh hưởng của thời tiết
Các hàng hoá nông sản có thể bị ảnh hưởng nếu thời tiết thay đổi thất thường. Vào những ngày mưa bão lũ, các mặt hàng nuôi trồng đều cần có một chu kì thời tiết nhất định để phát triển. Không những là yếu tố tác động đến hàng hoá năng lượng, thời tiết còn ảnh hưởng đến giá hàng hoá năng lượng.
Ví dụ: Với những nơi có thời tiết mùa đông quá lạnh, nhu cầu làm ấm tăng lên. Lượng dầu tiêu thụ cho nhu cầu sưởi nhiều hơn. Ngược lại, khi thời tiết quá nóng, nhu cầu sử dụng điều hoà cũng tăng cao.
8. Goods và Commodity khác nhau điểm nào?
Tại Việt Nam, từ “hàng hóa” được dịch thành “goods”. Về mặt ngữ nghĩa việc dịch này không sai nhưng trong một vài trường hợp nó không hoàn toàn đúng. Dưới đây là khái niệm của 2 thuật ngữ “goods” và “commodity”
Commodity: chỉ những hàng hóa nguyên liệu thô như dầu mỏ, kim loại, vàng bạc…được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra thành phẩm.
Goods: chỉ những mặt hàng đã qua chế biến, sản xuất như quần áo, thức ăn đóng gói, đồ gia dụng…đã được hoàn thiện để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Lúa mì được gọi là commodity còn bánh mì được gọi là goods
9. Commodity futures trading là gì? Giao dịch hàng hóa như thế nào?
Commodity futures trading là gì?
Giao dịch hàng hóa tương lai là khi khách hàng thực hiện việc mua – bán ở hiện tại nhưng nhận và giao hàng trong tương lai. Thường các giao dịch hàng hóa tương lai được thực hiện trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như TOCOM, LIFE hay NYBOT
Ví dụ về đầu tư giao dịch hàng hóa
Sơ lược cách giao dịch hàng hóa trên sàn giao dịch Mitrade
Để có thể thực hiện giao dịch trên sàn Mitrade, trước hết cần tạo tài khoản. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn cơ bản về cách đăng ký tài khoản:
Bước 1: Chọn phương thức đăng ký qua Email, Facebook, Google hoặc số điện thoại cá nhân
Bước 2: Điền những thông tin cá nhân: tên, địa chỉ, những câu hỏi về tài chính cá nhân.
Bước 3: Tải lên những giấy tờ hợp lệ như: CMND, hộ chiếu.
Sau khi hoàn tất đăng ký thành công, bạn có thể thực hiện giao dịch trên Mitrade.
Ô số 1: tìm kiếm loại tài sản/hàng hóa để giao dịch
Ô số 2: Phân loại thị trường
Ô số 3: Liệt kê những lệnh giao dịch của bạn
Ô số 4: Số tiền thực có trong tài khoản cá nhân
Hướng dẫn cách mua hàng hóa trên Mitrade đơn giản
Bước 1: Lựa chọn tên hàng hóa/sản phẩm bạn muốn mua (ô số 5)
Bước 2: Chọn lệnh thực hiện là mua hoặc bán (ô số 6)
Bước 3: Giá hàng hóa hiện tại (ô số 7)
Bước 4: Lượng giao dịch hàng hóa (ô số 8)
Bước 5: Chọn giá trị chốt lời, dừng lỗ (ô số 9)
Chốt lời: công cụ tự động đóng giao dịch khi giá trị thị trường đạt mức tối thiểu giá trị bạn đã đặt trước
Cắt lỗ: công cụ thông minh tự động đóng dao dịch khi giá trị thị trường xuống ở mức tối thiểu ngưỡng bạn đã đặt trước.
Bước 6: Chọn giá trị cắt lỗ dưới (ô số 10)
Bước 7: Chọn giá trị mua giới hạn (ô số 11)
10. Tạm kết
Bài viết trên đây là những thông tin tóm gọn về “Commodity là gì”. Hy vọng với những thông tin cơ bản đó sẽ giúp bạn đọc có những góc nhìn đa chiều hơn về hàng hóa cũng như thị trường hàng hóa. Kiến thức cần thiết cho công cuộc kinh doanh sau này. Nếu bạn có những thắc mắc hay đóng góp vui lòng để lại lời nhắn và thông tin ngay bên dưới bài viết này nhé!
One response to “Commodity là gì? Thị trường hàng hóa hoạt động như thế nào?”
[…] về mức chênh lệch giữa Giá Mua và Giá Bán của một tài sản nào đó (VD: Vàng, Dầu thô, Chỉ số chứng khoán v.v.) Khi hợp đồng kết thúc, lợi nhuận hay thua lỗ sẽ […]