Đầu tư tài chính trực tuyến | Lợi nhuận và rủi ro khi tham gia

giáo trình thị trường tài chính
Nếu sở hữu 1 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, bạn sẽ đầu tư vào đâu để “tiền đẻ ra tiền”: mua vàng, mua đất, mua cổ phiếu hay đơn giản hơn chỉ là gửi tiết kiệm để nhận lãi suất hàng tháng? Với rất nhiều kênh đầu tư tài chính hiện nay, bạn cần nghiên cứu và xem xét thật kỹ từng tiềm năng và rủi ro của từng loại hình đầu tư để lựa chọn thật khôn ngoan.

Nội dung bài viết

Đầu tư vào các kênh tài chính có thực sự giúp tiền của bạn sinh lời?

Trước tiên, bạn cần phải hiểu rõ thế nào là đầu tư tài chính? Hoạt động này được định nghĩa là các hoạt động sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để mua hay bán một tài sản tài chính nào đó, với hi vọng có thể gia tăng lợi nhuận và giá trị trong tương lai.

Trên thị trường hiện nay, bạn có thể chọn đầu tư vào một hoặc nhiều các kênh đầu tư dưới đây, tùy thuộc vào mong muốn và hiểu biết của bạn về lĩnh vực đó.

Thế nào là đầu tư tài chính?

Các kênh đầu tư truyền thống được nhắc đến ở đây là gửi tiết kiệm, mua vàng hoặc đầu tư bất động sản. Chắc chắn rằng, đây chính là các hình thức đã được mặc định sẵn trong đầu khi bạn suy nghĩ về cách thức đầu tư sinh lời. Mặc dù chúng đều là những cách thức xuất hiện khá lâu, nhưng có những đặc tính riêng, cụ thể:

  • Gửi tiền tiết kiếm: có lợi nhuận, không thua lỗ, mức sinh lời không cao nhưng rủi ro lãi suất tiền gửi xuống thấp, mức lạm phát tiền tệ cao. Tuy nhiên, nhìn chung kênh đầu tư này an toàn và chắc chắn nếu bạn thuộc tuýp người không ưa mạo hiểm.
  • Giao dịch vàng: có tính an toàn, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Nhưng nếu quyết định vào kênh đầu tư tài chính này, bạn phải lưu các vấn đề liên quan đến nơi lưu giữ vàng và những biến động về mặt kinh tế có thể khiến giá trị của vàng thay đổi.
  • Đầu tư vào bất động sản: Cần nhiều vốn, tỷ lệ lợi nhuận cực lớn sau đầu tư lâu dài. Để có thể chọn được một lô đất tiềm năng, bạn cần dành thời gian tìm hiểu về tiềm năng của các dự án và khả năng tăng giá trong tương lai của bất động sản.

Đầu tư vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp đối với người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của doanh nghiệp/ tổ chức phát hành. Ở Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán được điều chỉnh bởi những quy định pháp luật khắt khe.

Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, sân chơi này cho các nhà đầu tư này trải qua không ít các biến động, đặc biệt bởi dịch Covid 19. Tuy nhiên, với sự “trợ lực” cho nền kinh tế kịp thời từ nhà nước cũng như sự ổn định từ các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, các nhà đầu tư đang dường như đang quay trở lại mạnh mẽ hơn và đầy tiềm năng trong trạng thái bình thường mới.

Vậy nói một cách chính xác kênh đầu tư tài chính này bao gồm các loại chứng khoán nào và đặc điểm của chúng ra sao?

Cổ phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được biết đến như một giấy chứng nhận số tiền mà nhà đầu tư đã đóng cho doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích chứng nhận quyền sở hữu của một hay một số cổ phần của công ty. Trên thị trường hiện nay có hai loại cổ phiếu, cụ thể:

  • Cổ phiếu phổ thông dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Những người có trong tay cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp hội đồng quản trị, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.
  • Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu mà người nắm giữ có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp.

Chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu và mức hưởng lợi nhuận của nhà đầu tư trên phần vốn góp. Đặc biệt là chứng chỉ quỹ được niêm yết và mua bán giữa các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Về bản chất, chứng chỉ quỹ cũng khá giống với cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành.

Ngoài ra hiện nay có một vài loại chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán khác như chứng quyền, chứng kế, chứng chỉ thụ hường, Đây cũng được coi là hình thức chứng khoán nhưng bị giới hạn giao dịch chỉ trong một số trường hợp cụ thể.

Chứng khoán phái sinh

Khác với các loại chứng khoán trên, chứng khoán phái sinh được tạo nên từ một tài sản gốc (ngoại tệ, cổ phiếu, hàng hóa hay chứng khoán nợ) và giá trị của nó phụ thuộc của tài sản đó. Trên thị trường hiện nay, các bên tham gia có thể dùng chứng khoán phát sinh như một công cụ để phòng tránh rủi ro xảy ra, hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động trên giá tài sản gốc.

Trái phiếu

Trái phiếu là một trong những loại hình chứng khoán phổ biến nhất trên thị trường bên cạnh cổ phiếu. Do đó, chúng tôi muốn dành nhiều thông tin cho các bạn trong loại hình chứng khoán này. Thị trường Việt Nam hiện công nhận 3 loại trái phiếu khác nhau về bản chất như sau:

  • Theo chủ thể phát hành: trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty;
  • Theo hình thức trả lãi: trái phiếu lãi thả nổi, trái phiếu lãi cố định, trái phiếu chiết khấu;
  • Theo tính chất chuyển đổi: trái phiếu chuyển đổi và không chuyển đổi;

Trái ngược với cổ phiếu, trái phiếu là một loại chứng khoán nợ, bởi nhà phát hành trái phiếu phải trả cả gốc lẫn lãi cho người sở hữu khi đến ngày đáo hạn. Chính vì lý do này, trái phiếu được coi là kênh đầu tư tài chính an toàn đối với các nhà đầu tư ngại đối mặt với các rủi ro.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà nhà đầu giao dịch trái phiếu thoải mái với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp phát hành nào. Trước khi đầu tư vào trái phiếu, bạn cần đánh giá liệu doanh nghiệp có khả năng chắc chắn trả nợ hay không thay vì chỉ chăm chăm vào đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó. Lời giải thích được đưa ra cho lưu ý này chính là khi đầu tư trái phiếu, dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có như thế nào, lợi nhuận của nhà đầu tư trái phiếu vẫn là cố định. Không giống như cổ phiếu, nhà đầu tư trái phiếu không thể nhận được nhiều tiền hơn ngay cả khi doanh nghiệp/ tổ chức đó có lợi nhuận rất cao.

Nói chung, với bất kỳ loại hình chứng khoán nào hiện nay, các bạn cần tỉnh táo đánh giá các tiềm năng và nguy cơ với từng loại. Bên cạnh đó, việc điều tra uy tín và sự ổn định của doanh nghiệp hoặc tổ chức có chứng khoán được niêm yết trên sàn là một điều vô cùng cần thiết.

Đầu tư vào các quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Các quỹ này được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia và được ngân hàng cùng các cơ quan thẩm quyền khác giám sát. Các nhà đầu tư sẽ phải góp một số vốn khá lớn từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu vào từng quỹ. Sau đó, các quỹ đầu tư sẽ tiến hành phân tích, đưa ra phương án tối ưu làm sao để vốn được an toàn nhất có thể mà vẫn mang lại được lợi nhuận cho bạn.

Ở Việt Nam, có một vài quỹ đầu tư lớn được gợi ý cho bạn như Techcom Securities, Công ty quản lý quỹ Vietcombank… Bên cạnh đó, Finhay cũng đang là nơi được nhiều nhà mới đầu tư và không có nhiều vốn tìm về.

Finhay là nền tảng công nghệ tài chính kết nối giới trẻ với các quỹ tài chính uy tín tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam. Finhay có khoảng 10 quỹ mở tham gia với hơn 3000 giao dịch được thực hiện qua hệ thống. Các chuyên gia tài chính của Quỹ sẽ thay bạn dùng tiền đẻ đầu tư vào các quỹ này nhằm đem lại lợi nhuận cho bạn và đương nhiên vẫn sẽ có trường hợp rủi ro. Đặc biệt, bạn chỉ cần đầu tư với số vốn ban đầu từ 50,000 đ và các quỹ đầu tư trên hệ thống Finhay. Số tiền này thực sự quá hợp lý dành cho bạn đúng không?

Đầu tư giao dịch CFDs

CFD hay hợp đồng chênh lệch là một công cụ tài chính và cũng là một phương thức phổ biến để các nhà đầu tư có thể tham gia các thị trường tài chính online. Tuy nhiên, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh, có nghĩa là chúng được định giá dựa trên biến động của một tài sản cơ bản. Về cơ bản, lợi nhuận và lỗ trong CFD giao dịch sẽ được tính dựa trên sự thay đổi giá giữa hợp đồng mở và hợp đồng đóng.

Lợi nhuận/lỗ được tính bằng cách lấy giá trị thay đổi giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc đồng nhân với số lượng đơn vị CFD của bạn. Các nhà giao dịch có thể giao dịch trên nhiều thị trường tài chính khác nhau thông qua CFDs. Và điều quan trọng nhất khi đầu tư qua CFDs, bạn cần chọn một sàn giao dịch uy tín để thực hiện các giao dịch. Ở đây, sàn Mitrade được gợi ý cho bạn với tất cả các loại giao dịch ngoại hối hay CFDs.

Mitrade là sàn giao dịch được thành lập tại Melbourne và được quản lý chặt chẽ bởi CIMA, ASIC và AFSL. Với sàn Mitrade này, nhà đầu tư có thể giao dịch CFDs trên toàn thế giới với một số vốn đầu tư nhỏ, lợi nhuận cao mà không bất tiền thuế. Các giao dịch sẽ được thực hiện nhanh chóng với sự bảo mật tuyệt đối.

Đầu tư vào tiền ảo

Cùng với đầu tư vào CFDs, tiền ảo đang là một trong kênh đầu tư tài chính “hot” nhất hiện nay. Chúng nổi lên như một công cụ làm giàu “không khó” khiến nhà đầu tư trở thành tỷ phú sau một đêm nhưng cũng có thể đẩy chính họ vào các rủi ro đầy bất ngờ của thị trường. Về khả năng sinh lời của kênh đầu tư tài chính này, thực sự rất khó có thể bảo đảm rằng mọi nhà đầu từ sẽ đều có lãi bởi nó còn tùy thuộc vào thời điểm đầu tư và những biến động xung quanh đó.

Đơn cử như tiền ảo Bitcoin, nó không bị giới hạn dao động giá như chứng khoán, do vậy giá của đồng tiền ảo này có thể tăng hoặc giảm với mức chênh lệch rất lớn. Ví dụ vào ngày 18/12/2019, giá trị của đồng tiền này là hơn 6,600 USD/1 Bitcoin, tức là giá trị của nó đã giảm hơn một nửa so với thời điểm tháng 6/2019. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, giá Bitcoin gần như đã tăng gấp đôi (~90%) vào năm 2019. Còn tính từ đầu năm 2020, nhiều chuyên gia đã ngỡ ngàng nhận ra rằng giá Bitcoin đã tăng 170%, với thời điểm giá Bitcoin đã chạm mốc 19,850 USD/ 1 Bitcoin.

Có thể nói rằng, chưa bao giờ sức hấp dẫn của kênh tài chính này bị suy giảm, và người giao dịch hay đầu tư vào tiền ảo như Bitcoin hoàn toàn có khả năng có lãi, thậm chí là lãi siêu khùng.

Để giao dịch sinh lời từ các loại tiền ảo này, tương tự như CFDs, nhà đầu tư cần lựa chọn một sàn giao dịch uy tín … để thực hiện các giao dịch hoặc mua bán tiền ảo để sinh lời. Đây là một trong những yếu tố quyết định vào mức độ lời/lỗ khi giao dịch tiền ảo củ nhà đẩu tư. Tùy thuộc vào mỗi sàn giao dịch, số tiền nạp tối thiểu hay đòn bẩy cho giao dịch tiền ảo cũng sẽ khác nhau.

Một cái tên nổi tiếng trên thị trường forex hiện nay là Mitrade. Đây là những địa chỉ uy tín được nhà đầu tư tại Việt Nam sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể mua bán, giao dịch, hay thậm chí thu nạp các kiến thức về giao dịch tiền ảo ngay trên sàn giao dịch này.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tiền ảo chưa được hợp thức hóa cho việc giao dịch trên thị trường Việt Nam. Cho dù lĩnh vực tài chính này vô cùng tiềm năng với khả năng sinh lời lớn, nhưng nó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ từ những biến động đầy bất ngờ của thị trường.


Kinh nghiệm “xương máu” khi tham gia kênh đầu tư tài chính

Xác định và chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào thị trường tài chính

Khi lựa chọn đầu tư bằng bất kỳ hình thức nào, bạn đều phải lường trước và chấp nhận được các rủi ro đó. Bởi các rủi ro đó phần lớn đến từ những tác động khách quan mà bạn rất khó có thể kiểm soát được. Cụ thể, các loại rủi ro bạn có thể phải đối mặt với là:

  • Rủi ro hệ thống:

Rủi ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hay đến phân khúc thị trường chứng khoán. Rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của công ty. Tùy thuộc vào phạm vi đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa. Ví dụ như ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid 19 chẳng hạn. Đại dịch Covid -19 đã khiến các hoạt động kinh doanh sản xuất bị đình trệ, khủng hoảng tại nhiều nơi trên toàn thế giới. Thậm chí tại nhiều quốc gia chống dịch tốt như Việt Nam, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

  • Rủi ro phi hệ thống:

Rủi ro phi hệ thống có phạm vi ảnh hưởng đến số ít các tổ chức hoặc doanh nghiệp hơn. Đây loại rủi ro chỉ nhắm vào một ngành nghề nào đó, tuy nhiên loại rủi ro này nếu những người có thâm niên đầu tư sẽ nhìn ra được vấn đề. Thường loại rủi ro này bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng. Ví dụ như các rủi ro khi nhà đầu tư giao dịch mua/bán tiền ảo trên các sàn giao dịch online. Bất kỳ các tranh chấp phát sinh trên đây của nhà đầu tư sẽ khó được pháp luật bảo vệ bởi Việt Nam chưa công nhận chính thức kênh đầu tư tài chính này.

Bên cạnh đó, một số sàn giao dịch online còn có dấu hiệu lôi kéo người tham gia vào việc kinh doanh theo phương thức đa cấp trá hình. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam hoàn toàn nghiêm cấm các hành vi này. Do vậy, chẳng may bạn bị lôi kéo đầu tư vào các sàn này, bạn hoàn toàn có thể bị truy tố và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cách thức nhận biết kênh đầu tư tài chính uy tín

Trên thị trường tài chính hiện nay, thực sự để tìm kiếm một nơi đầu tư an toàn và uy tín vừa khó mà vừa dễ. Tại sao lại khó và tại sao lại dễ? Thực tế, không phải nhà đầu tư nào cũng có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực mình đầu tư, doanh nghiệp hay tổ chức đầu tư, sàn giao dịch uy tín. Do vậy, để lựa chọn kênh đầu tư tài chính phù hợp với bạn không phải đơn giản. Tuy nhiên, không phải không có cách thức để tìm một địa chỉ đáng tín cậy để “rót” tiền của bạn vào để đợi sinh lời. Trước bất kỳ loại hình đầu tư nào, bạn cần lưu ý các dấu hiệu như sau:

  • Tính pháp lý của nơi đầu tư

Đối với các loại hình đầu tư được liệt kê ở trên, bạn cần phải tìm hiểu về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp (tổ chức) phát hành cổ phiếu (trái phiếu, chứng chỉ), quỹ đầu tư hay thậm chí là các sàn giao dịch tài chính.

Đối với các quỹ đầu tư hay sàn giao dịch online được đăng ký đầu tư tại nước ngoài, họ phải có cơ quan đại diện tại Việt Nam.

“Bạn nên tìm hiểu và xem xét mức độ uy tín của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc sàn giao dịch tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.”

  • Độ uy tín của kênh đầu tư tài chính

Ví dụ như về sản giao dịch trực tuyến, bạn nên lựa chọn các sàn uy tín như Mitrade.

Sàn giao dịch có trụ sở tại Melbourne, Úc này được ủy quyền và quản lý chặt chẽ bởi nhiều cơ quan tài chính khác nhau. Cụ thể, Mitrade Holdings được quản lý và ủy quyền bởi Cơ quan Tiền tệ Quần đảo Cayman (CIMA) theo Giấy phép SIB số 1612446. Trong khi đó Mitrade được ủy quyền và quy định bởi Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) và có giấy phép AFSL số 398528).

Uy tín và độ tin cậy của sàn giao dịch này đã được chứng minh qua hàng loạt các giải thưởng danh giá do chính khách hàng và chính quyền sở tại vinh danh. Trong đó, không thể không nhắc tới Giải thưởng sàn giao dịch phát triển nhanh nhất nước Úc, Nền tảng giao dịch trên di động tốt nhất trong 2 năm 2019, 2020; Giải thưởng nhà môi giới ngoại hối Úc về sự hài lòng của khách hàng năm 2020 và đặc biệt là Giải thưởng Sàn giao dịch ngoại hối tốt nhất chấu Á năm 2020. Những giải thưởng danh giá kể trên chính là nền tảng xác đáng nhất để cho các nhà đầu tư tìm đến Mitrade cho các loại giao dịch CFDs, tiền ảo,… Nếu bạn đang băn khoăn về nơi thực hiện các giao dịch đầu tư tài chính, hãy chọn những sàn giao dịch hoặc doanh nghiệp/ tổ chức được công nhận như Mitrade.

Tạm kết

Đầu tư vào các kênh tài chính hiện nay, như bạn thấy nó luôn tiềm ẩn những nguy cơ khác nhau nhưng nếu được đầu tư với chiến lược rõ ràng cộng thêm may mắn, lợi nhuận bạn thu được cũng sẽ không hề nhỏ. Đặc biệt với những loại hình đầu tư hiện đại như giao dịch CFDs hay tiền ảo, bạn có thể đầu tư ít nhưng lãi sinh ra lại rất lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi chọn lựa bất kỳ cách thức nào, bạn cần nghiên cứu và xem xét mọi thông tin liên quan đến kênh tài chính đó để xây dựng kế hoạch và chiến lược đầu tư khôn ngoan.

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: