Sàn giao dịch upcom là gì? Mọi thông tin về sàn upcom
Sàn UPCOM có tên đầy đủ là Unlisted Public Company Market – UPCoM. Đây là một sàn giao dịch chứng khoán thuộc trung tâm giao dịch Hà Nội (HNX). Về cơ bản, UPCOM là một sàn giao dịch “trung chuyển”. Điều này có nghĩa là UPCOM là sàn giao dịch hỗ trợ cho những công ty chưa niêm yết được tham gia vào các giao dịch trong thị trường chứng khoán.
Sàn giao dịch upcom là sàn giao dịch tiềm năng nhất hiện nay?
Sàn UPCOM được thành lập vào ngày 01/01/2009 với vỏn vẹn 10 doanh nghiệp tham gia và được xem là “sân chơi hạng 2”. Tuy nhiên, trải qua 1 thập kỷ phát triển và cải tiến UPCOM đã dần khẳng định được vị thế của mình trong thị trường chứng khoán. Hiện tại, sàn giao dịch này đã có hơn 500 cổ phiếu và chưa có dấu hiệu dừng lại. Với sự phát triển này, chẳng bao lâu nữa UPCOM sẽ vượt qua những “gã khổng lồ” của sàn giao dịch chứng khoán như HOSE và HNX.
Sàn UPCOM được nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn và minh bạch
Ngoài ra, một điểm cộng nữa giúp sàn UPCOM nhận được sự tin tưởng của nhiều tay chơi chứng khoán đó là hình thức giao dịch. Hiện tại, sàn UPCOM đang hỗ trợ hai hình thức giao dịch chính là:
- Thỏa thuận thông thường: 2 bên mua bán tự thỏa hiệp.
- Giao dịch điện tử: Nhập lệnh để giao dịch.
Sàn upcom giao dịch như thế nào?
Tương tự như sàn HNX và HOSE, sàn giao dịch chứng khoán UPCOM cũng có thời gian giao dịch trong ngày từ 9h00-11h30 ( buổi sáng) và 13h00-15h00 (buổi chiều). Hình thức giao dịch chính là khớp lệnh liên tục. Đơn vị giao dịch trên sàn được tính theo lô. Cụ thể:
- Lỗ chẵn: Gồm 100 cổ phiếu và phần bội số của 100. Con số này sẽ được hiện thị tự động trên bảng để các nhà đầu tư theo dõi trước khi tiến hành giao dịch.
- Lô lẻ: 1-99 cổ phiếu. Lưu ý: Bạn chỉ mua được lô lẻ nếu nhà đầu tư bán lô lẻ. Đồng thời, lô lẻ này không khớp được với lô chẵn cho nên nó không được tính thanh khoản.
Các loại cổ phiếu được giao dịch trên sàn UPCOM là những loại nào? Cổ phiếu nào đang hot và được nhiều người mua nhất? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Những loại cổ phiếu được giao dịch trên sàn upcom
Hầu hết tất cả những cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết, cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hóa vượt qua được các điều kiện chung của sàn đều có thể giao dịch trên sàn UPCOM. Một số loại cổ phiếu khi tham gia UPCOM bạn thường gặp có thể kể đến như là:
- Cổ phiếu MML thuộc Masan Meatlife. Đây là cổ phiếu thuộc nhóm ngành sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Cổ phiếu FOC của công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT. Cổ phiếu này thuộc nhóm ngành dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin.
- Cổ phiếu BCM của Becamex BCM IDC thuộc nhóm cổ phiếu bất động sản, dịch vụ bất động sản và lĩnh vực xây dựng.
- Cổ phiếu LTG của tập đoàn Lộc Trời thuộc nhóm cổ phiếu nhóm ngành xuất khẩu.
- Cổ phiếu DVN thuộc VinaFarm – Tổng công ty dược Việt Nam. Đây là cổ phiếu thuộc ngành dược phẩm.
- Cổ phiếu LPB là mã cổ phiếu của Liên Việt Post Bank ( Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt). Đây cũng là cổ phiếu hiện có thanh khoản tốt tại sàn UPCOM.
- Cổ phiếu VGI thuộc nhóm kinh doanh mạng viễn thông, công nghệ thông tin. Đây là mã cổ phiếu của tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế Viettel.
Top những loại cổ phiếu tiềm năng được giao dịch trên sàn upcom
Mỗi loại cổ phiếu đều có những thử thách và cơ hội dành cho những nhà đầu tư. Trong đó, các nhà đầu tư lâu năm luôn có những cách xác định đúng cho mình loại cổ phiếu tiềm năng mang lại giá trị lợi nhuận cao. Trên sàn UPCOM loại cổ phiếu nào có tiềm năng được giao dịch nhiều nhất? Hãy cùng xem qua những nhóm cổ phiếu được các chuyên gia khuyến khích đầu tư sau:
Cổ phiếu “họ Viettel”
Nhóm cổ phiếu này bao gồm Viettel Global (VGI), Viettel Construction (CTR) và Viettel Post (VTP). Đây đều là những công ty hàng đầu trong ngành bưu chính viễn thông nói chung và của Viettel nói riêng. Theo nhiều báo cáo, vốn hóa thị trường hiện nay của cổ phiếu Viettel lên đến hơn 4 tỷ USD, tương đương 94.000 tỷ VNĐ. Với sự lớn mạnh của công nghệ thông tin, nhất là sự ra đời của mạng 5G sẽ càng thúc đẩy sự tăng trưởng hơn cho cổ phiếu Viettel, đặc biệt là Viettel Global (VGI).
Cổ phiếu Khu công nghiệp FDI
Đây cũng là một trong những cổ phiếu tiềm năng được nhiều nhà đầu tư săn đón nhất trên sàn giao dịch UPCOM. Có rất nhiều cổ phiếu trong nhóm này để bạn lựa chọn như Tổng Công ty Tín Nghĩa (TID), Sonadezi (SNZ), Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC), Becamex (BCM),…. Được hưởng lợi từ hàng loạt hiệp định thương mại lớn nhỏ như EVFTA, WTO, CPTPP,…. làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng lên vô cùng mạnh mẽ. Dự đoán trong tương lai con số lợi nhuận mà những mã cổ phiếu này mang lại sẽ vô cùng lớn. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua cơ hội làm giàu cùng mã cổ phiếu từ các khu công nghiệp FDI này.
Cổ phiếu ngành dầu khí
Lọc dầu Bình Sơn (BSR) và PV Oil (OIL) là 2 “đại gia” chính hiệu trên sàn UPCOM mà bạn không nên bỏ qua. Đây đồng thời cũng là 2 ngành đang thu hút được sự quan tâm đầu tư lớn từ giới đầu tư nước ngoài với thanh khoản lên đến hơn hàng triệu cổ phiếu/ phiên. Hai cổ phiếu này chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều khoản lợi béo bở trong tương lai không xa.
Cổ phiếu ngân hàng
Đây là nhóm cổ phiếu được rất nhiều người đầu tư trên các sàn giao dịch chứng khoán. Với UPCOM, cổ phiếu ngân hàng cũng được đánh giá là một món hàng béo bở không thể bỏ qua. Theo nhiều báo cáo cho thấy hầu hết các cổ phiếu ngân hàng trên UPCOM đều có vốn hóa toàn ngành tăng vọt. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là các mã VBB của VietBank, mã NAB của Nam A Bank, mã PGB của PGBank, KLB của Kienlongbank, SGB của Saigonbank,….
Bên cạnh những cái tên kể trên, sàn UPCOM cũng cực kỳ sôi động với nhiều nhóm ngành quy tụ những công ty “tỷ đô” tham gia như Masan Consumer (MCH), Masan MeatLife (MML), VEAM (VEA),…. Các nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn để giúp mình thu lợi mạnh nhất tại sàn giao dịch chứng khoán này.
Ưu nhược điểm của sàn upcom? Hạn chế khi giao dịch trên sàn upcom?
Không phải ngẫu nhiên mà sàn UPCOM lại được nhiều nhà đầu tư tìm đến. Một số ưu điểm vượt trội mà sàn giao dịch chứng khoán này mang lại cho các nhà đầu tư có thể kể đến như là:
- Sàn UPCOM có tính minh bạch, độ an toàn tuyệt đối. Đồng thời, có sự giám sát, quản lý trực tiếp từ những cơ quan cấp cao. Nhờ đó, giúp các nhà đầu tư hạn chế những rủi ro, thất thoát trong quá trình giao dịch cho cả người bán và người mua.
- Các thông tin của công ty tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM đều niêm yết thông tin rõ ràng. Nhờ đó các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin của các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để phân tích tài chính, đưa ra quyết định lựa chọn giao dịch phù hợp và chính xác nhất cho mình.
- Đối với các công ty, khi đưa cổ phiếu lên sàn UPCOM sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc niêm yết sau này của công ty lên các sàn chứng khoán khác như HNX và HOSE chẳng hạn. Điều này cũng giúp các công ty này tăng khả năng tiếp cận đến các nhà đầu tư.
- Biên độ dao động của sàn giao dịch chứng khoán UPCOM khá lớn ± 15%. Con số này lớn hơn sàn HNX ( ± 10%) và sàn HOSE (± 7%). Do đó, lợi nhuận thu về sẽ cực kỳ lớn.
Tuy nhiều ưu điểm là thế nhưng sàn UPCOM cũng còn ẩn chứa nhiều rủi ro và hạn chế. Các nhược điểm khi giao dịch trên sàn UPCOM phổ biến là:
- Tuy sàn giao dịch UPCOM có tính minh bạch cao thế nhưng so với HNX và HOSE thì tính công khai và chất lượng của các doanh nghiệp tham gia vẫn chưa thực sự tốt. Nhiều người cho rằng, sàn UPCOM chính là một mớ hỗn độn rác và kim cương. Nhà đầu tư phải thực sự tinh tướng thì mới có thể chọn lọc được nơi đáng giá để đầu tư.
- Biên độ giao dịch của sàn UPCOM quá lớn vô tình biến sàn giao dịch này thành một nơi để đầu cơ nhiều hơn là đầu tư. Các nhà đầu tư gần như phải chơi “tất tay” vô cùng rủi ro trên sàn này. Phương châm chính là “được ăn cả ngã về không”, nếu chọn đúng bạn sẽ nhanh chóng trở thành triệu phú. Tuy nhiên, nếu bắt sai bạn sẽ đối diện với nguy cơ mất trắng cả chì lẫn chài.
So sánh sàn upcom với thị trường otc
So với thế giới thì thị trường chứng khoán tại Việt Nam được xem là “sinh sau đẻ muộn”. Trải qua hơn 20 năm hoạt động đến nay chúng ta có 3 sàn giao dịch chính là sàn niêm yết (HoSE và HNX) và sàn chưa niêm yết (UPCOM). Trong thời gian gần đây, một sàn giao dịch mới cũng đang dần được hình thành và thu hút được nhiều người quan tâm đó chính là OTC. So với UPCOM, thị trường OTC có gì nổi trội và hạn chế hơn? Tìm hiểu ngay trong phần bài này nhé!
Thị trường OTC là một dạng thị trường giao dịch cổ phiếu tự do, còn được gọi với thuật ngữ khác là “ thị trường xám”. Theo đó, các giao dịch trên sàn này đa phần là tự phát, thực hiện thông qua các nhà môi giới tự do. Tất nhiên, đa phần nó đều không được cấp phép, kiểm định hay bảo hộ bởi bất cứ cơ quan nào. Chính vì thế, tính rủi ro của OTC sẽ cao hơn so với giao dịch trên UPCOM.
Thêm một yếu tố rủi ro nữa mà OTC không được đảm bảo bằng UPCOM đó chính là các giao dịch trên OTC đều không có ký quỹ. Chính vì thế, các nhà đầu tư sẽ không có bất kỳ khoản bảo hiểm nào với công ty chứng khoán, khả năng mất trắng sẽ cực kỳ cao. Tính an toàn, minh bạch của OTC không được đánh giá cao như UPCOM.
Bên cạnh đó, loại chứng khoán giao dịch trên sàn UPCOM cũng đa dạng và phong phú hơn so với thị trường OTC. Hiện tại, UPCOM có thể giao dịch được cả cổ phiếu và trái phiếu. Sự lựa chọn của các nhà đầu tư sẽ càng trở nên rộng rãi hơn. Đồng thời, với biên độ giao động lớn, khả năng sinh lời cũng được đảm bảo.
Tiềm năng và xu hướng phát triển của thị trường otc
Tuy không được đánh giá cao về tính minh bạch và an toàn thế nhưng sự phát triển của OTC trong thị trường chứng khoán trong nước ngày càng mạnh mẽ. Tiềm năng của thị trường này dần được khẳng định và hứa hẹn sẽ đem lại kỳ tích cho các nhà đầu tư trong tương lai.
OTC là một thị trường phi trung lập, không dựa vào bất kỳ mặt bằng giao dịch nào mà tự vận hành theo một hệ thống, cơ chế riêng mang tính cạnh tranh và thương lượng là chính. Thông qua sự hỗ trợ của các công cụ phương tiện thông tin, các nhà đầu tư có thể tự do tìm đối tượng khách hàng cho mình. Khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường nhờ đó mà được nâng cao hơn so với các thị trường giao dịch tập trung khác.
Dù đã đi qua giai đoạn “sốt đầu tư” nhưng OTC vẫn là một trong những thị trường chứng khoán vô cùng mạnh. Các giao dịch vẫn diễn ra sôi nổi, nhất là khi những tập đoàn lớn đầy tiềm năng lần lượt gia nhập vào OTC. Một vài cái tên lớn ấn tượng mà bạn có thể đầu tư trên OTC có thể kể đến như là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm), Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THA), Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM),…. Trong thời gian tới, cùng với sự rót vốn của các “đại gia”, tin chắc thị trường này sẽ càng trở nên sôi động và sốt dẻo hơn bao giờ hết.
Tạm kết
Nhìn chung, UPCOM vẫn là sàn giao dịch chứng khoán đáng tin cậy nhất hiện nay. Cùng với sự đầu tư chỉn chu, sức hút của các ông lớn cũng là lý do để các nhà đầu tư lui tới sàn giao dịch này nhiều hơn. Theo xu hướng phát triển hiện nay, UPCOM đã quy tụ được hàng loạt những đại gia chứng khoán đến tham gia. Điều này càng làm tăng thêm sức mạnh và nguồn vốn dồi dào cho UPCOM, biến sàn giao dịch này thành mỏ vàng chính hiệu cho các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng thăng hoa và phát triển. Bên cạnh HOSE và HNX, UPCOM và OTC cũng đang lớn mạnh và làm mưa làm gió trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt là sàn giao dịch UPCOM, chỉ với một thời gian ngắn, UPCOM từ “sân chơi hạng 2” không được nhiều nhà đầu tư mặn mà trở thành một con rồng nhả vàng được săn đón nhất nhì hiện nay. Đó không đơn thuần là một kỳ tích ngẫu nhiên mà là một xu hướng phát triển tất yếu của nền chứng khoán trong nước.
Đến đây chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về sàn UPCOM là gì? Những ưu điểm, hạn chế của UPCOM cùng các loại cổ phiếu thịnh hành trên sàn giao dịch này cũng được chúng tôi tổng hợp gửi đến các bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp các bạn có thêm nhiều thông tin tham khảo hơn trước khi bước chân vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Chúc các bạn may mắn và đừng quên theo dõi website của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Sàn Upcom có uy tín?
Các công ty muốn đăng ký trên sàn giao dịch Upcom cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Quy định niêm yết công ty trên sàn giao dịch HNX và HOSE
– Đăng ký tại trung tâm lưu ký (VSD)
– Báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh minh bạch, công bố thông tin chính xác