Khái niệm NFA là gì? Vai trò và tầm quan trọng của NFA

NFA là gì? Tại sao cần quan tâm đến NFA? Đơn vị nào cần quan tâm đến khái niệm này và nó ảnh hưởng như thế nào trong nền kinh tế hiện nay của quốc gia. Hôm nay Tuyduyinvest.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Nội dung bài viết

NFA là gì?

NFA là viết tắt của từ tiếng Anh Net Foreign Assets nghĩa là Tài sản nước ngoài ròng.

Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới thì NFA – Tài sản nước ngoài ròng là Tổng tài sản nước ngoài nắm giữ bởi các cơ quan tiền tệ, các ngân hàng nhận tiền gửi trừ đi khoản nợ mà nước đó đang nợ nước ngoài.

Hiểu nôm na thì NFA dùng để xác định quốc gia đó là chủ nợ hay là “con nợ”. Xác định bằng cách đo lường sự khác nhau giữa tài sản bên ngoài và nợ phải trả của quốc gia đó. Hoặc NFA là giá trị sau khi lấy giá trị tài sản của quốc gia đó ở nước ngoài trừ đi tài sản trong nước thuộc sở hữu của người nước ngoài. Nó được điều chỉnh theo thay đổi định giá và tỷ giá hối đoái.

Tìm hiểu về tài sản nước ngoài ròng NFA

Đặc điểm của tài sản nước ngoài ròng NFA xác định vị thế tài sản nước ngoài ròng. Nó cũng được gọi là giá trị tích lỹ các biến động của tài khoản vãng lai, cán cân thương mại, thu nhập ròng theo thời gian. Bên cạnh đó là chuyển nhượng ròng theo thời gian của một quốc gia.

Ví dụ cách xác định quốc gia nợ hay chủ nợ như sau:

Quốc gia đó đi vay 500 USD nhưng lại cho vạy 1.500 USD. Như vậy quốc gia đó là chủ thể cho vay ròng với trị giá 1000 USD.

Vị thế tài sản nước ngoài của quốc gia cũng được xác định từ khái niệm này. Một quốc gia bị thâm hụt tài khoản vãng lai bao nhiêu thì phải đi vay số tiền đó của nước ngoài để bù đắp vào khoan thiếu này. Nếu phải vay thì quốc gia đó có nghĩa vụ nước ngoài tăng lên đồng thời vị thế tài sản nước ngoài ròng của quốc gia này bị giảm vị thế bằng với khoản vay đó.

Chỉ số NFA dương: Quốc gia đó là quốc gia cho vay ròng, là chủ nợ

Chỉ số NFA âm: Quốc gia đó đi vay ròng, là con nợ của một phần còn lại của thế giới.

Đọc Thêm:

Vấn đề tỷ giá và lãi suất tại Việt Nam: Một bài viết chi tiết về cách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) điều chỉnh tỷ giá hối đoái và lãi suất để duy trì ổn định kinh tế. Đây là một nguồn hữu ích để liên kết khi nói về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến NFA.

Sự biến động của thị trường và vai trò của SBV: Bài viết về các động thái của SBV trong việc bán ra USD và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán VN-Index. Đây là một liên kết phù hợp khi đề cập đến chính sách tiền tệ và tài sản nước ngoài ròng của Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam: Một báo cáo về sự gia tăng FDI tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không chắc chắn. Bài viết này liên quan mật thiết đến tài sản nước ngoài và có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam.

Khung pháp lý cho tài sản kỹ thuật số: Thảo luận về sự cần thiết của khung pháp lý cho tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam, có thể là một phần mở rộng hữu ích khi bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến NFA.

Tài sản nước ngoài ròng bị ảnh hưởng bởi yếu tố gì?

Để hiểu rõ về bức tranh NFA thì các quốc gia cần tính đến sự thay đổi về định và và tỷ giá hối đoái. Đây là 2 yếu tố ảnh hưởng đến vị thế NFA.

  • Định giá

Định giá là khái niệm về quá trình phân tích giá trị hiện tại hoặc dự kiến của một tài sản hoặc một công ty. Nói chung nó có thể được định giá trên cơ sở tuyệt đối hoặc tương đối.

  • Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Một đồng tiền có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ.  Tỷ giá này được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tế.

Trong mối quan hệ với NFA thì cả hai đều ảnh hưởng đến vị tế của nó. Nếu Quốc gia nắm giữ hàng nghìn tỷ đô la trái phiếu chính phủ mà lãi suất tăng, trái phiếu giảm giá thì sẽ làm giảm tổng giá trị nắm giữ trái phiếu của quốc gia này cũng như cả vị trí NFA của họ.

Càng đánh giá giá trị của đồng tiền của quốc gia này với giá trị đồng tiền quốc gia khác càng làm giảm  giá trị của tài sản và nợ phải trả bằng ngoại tệ. Trong khi đó, khấu hao lại làm tăng giá trị của tài sản và nợ phải trả ở nước ngoài. Một quốc gia có NFA âm chắc chắn sẽ bị sụt giá tiền tệ và gánh khoản nợ ngoại tệ rất lớn.

Tầm quan trọng của tài sản nước ngoài ròng

Tình hình tài chính của một quốc gia là vấn đề rất quan trọng. Trong đó, tài sản nước ngoài ròng cùng với tài sản vãng lai là chỉ số kinh tế vĩ mô thể hiện tiềm lực của một quốc gia. Nó cho biết quốc gia đó đang ở trong tình trạng nào, có khả năng trả nợ hay không nếu đang nợ.

Nếu NFA dương thì về cơ bản nó làm tăng giá trị ngoại hối tương đối của tiền tệ, thể hiện nền kinh tế phát triển mạnh, bền vững của quốc gia đó. Ngược lại, sự thâm hụt của tài sản nước ngoài ròng chắc chắn quốc gia đang trong nền kinh tế báo động, bị sụt giảm giá trị tương đối của đồng tiền.

Những thay đổi về cách tính NFA

Các tính của tài sản nước ngoài ròng rất quan trọng mà các nhà kinh tế vĩ mô luôn đề cao. Sai sót không tính được thay đổi trong giá trị của tài sản. Tài sản sẽ thay đổi theo đơn vị tiền tệ của quốc gia đó khi tỷ giá hối đoái ngoại tệ thay đổi.

Khi tiền trong nước tăng so với giá trị của ngoại tệ thì giá trị tài ròng của bất kỳ tài sản nào hay nợ phải trả có gốc ngoại tệ sẽ giảm. Ví dụ giá trị đồng đô la Mỹ tăng 10% so với ngoại tệ khác thì vị tế tài sản ngoại tệ ròng của Mỹ cũng tăng 10%.

Trước đây cách tính tài sản ròng là:

Thay đổi tài sản nước ngoài ròng = số dư tài khoản hiện tại

Hiện nay cách tính này đã sửa thành

Thay đổi tài sản nước ngoài ròng = số dư tài khoản hiện tại/ trừ thay đổi giá trị tài sản/ nợ phải trả.

Xem thêm

  • Tài khoản vãng lãi
  • Cán cân thanh toán

Các định nghĩa liên quan

  • Vị thế đầu tư Quốc tế ròng ( NIIP): Đây là khoảng cách giữa tìa sản ngước ngoài của một quốc giá và tài sản của một người nước ngoài ở nước ngoài trong tài sản quốc gia đó.
  • Tài khoản hiện tại: Các tài khoản vãng lai từ nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá, các khoản thanh toán cho các nhà đàu tư nước ngoài, các khoản chuyển nhượng…
  • Tài khoản vốn: Theo định nghĩa nó là một của cán cân thanh toán, những thay đổi ròng về tài sản và nợ phải trả của quốc gia đó.
  • Quốc gia chủ nợ: Một quốc gia có NFA dương
  • Vốn Quốc tế của kho bạc (TIC): chỉ số đo lường vốn danh mục đầu tư vào và ra khỏi Hoa Kỳ được tập hợp báo cáo thống kê hàng tháng và hàng quý.
  • Thu nhập ròng do yếu tố nước ngoài (NFFI): Sự chênh lệch giữa tổng sản phẩm quốc dân GNP và tổng sản phẩm quốc nội GDP của một quốc gia.

Tạm kết

Hiểu rõ về khái niệm NFA là gì sẽ hiểu được bức tranh toàn cảnh nền kinh tế của một nước. Có thể tổng kết về khái niệm này như sau:

  • Tài sản nước ngoài NFA sẽ xác định quốc gia đó là chủ nợ hay đang mắc nợ.
  • Vị trí mà NFA thể hiện của quốc gia đó là sự thay đổi tích lỹ trong tài khoản vãng lai, là tổng của cán cân thương mại, thu nhập và chuyển tiền vãng lãi theo thời gian
  • Chỉ số này sẽ bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái.

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: